Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 66 - 69)

- Quyết định số 51/2005/QĐUBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt đề án phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã các huyện miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Năng lực quản lý của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Hợp tác xã còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao: Phần lớn cán ộbquản lý Hợp tác xã số tuổi cao, còn nặng tư duy Hợp tác xã kiểu cũ, chưa năng động với thị trường;

chưa được tập huấn nghiệp vụ chuyên mơn trước khi đảm nhận các vị trí quản ly làm việc trên cơ sở kinh nghiệm,thiếu kỹ năng quản trị, thiếu kiến thức tiếp thị, ít

nắm bắt thơng tin.

- Vốn vay ưu đãi, huy động vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn: Khó huy động được vốn từ chính các thành viên cho hoạt động của Hợp tác xã. Mức vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ Hợp tác xã thấp; Vay tín dụng Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác gặp nhiều khó khăn do khơng có tài sản thế chấp.

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Hợp tác xã chưa thiết thực, chưa gắn với thị trường:

+ Đa phần các Hợp tác xã mới chỉ thực hiện được một số dịch vụ đầu vào của sản xuất, chưa mở rộng sang các dịch vụ khác theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế của thành viên. Một số Hợp tác xã nông nghiệp đã mạnh dạn mở mang hoạt động chế biến nông sản và tiêu thụ, nhưng mới là chế biến thô, công nghệ cũ, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao và chưa chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình nên chưa tự chiếm lĩnh được thị trường.

+ Đối với các xã có làng nghề truyền thống chưa chủ động trong việc cung cấp dịch vụ đầu vào, bao tiêu sản phẩm, xây dựng thương hiệu chung cho làng nghề để ổn định, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm. Chưa xây dựng được phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ dài hạn cho nên các hoạt động kinh tế của Hợp tác xã thiếu ổn định, bị động, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao. - Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, trình độ cơng nghệ thấp:

+ Phần lớn Hợp tác xã chưa có trụ sở riêng, nhiều tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và có khả năng sinh lợi cao như các cửa hàng vật tư, cơ sở dịch vụ, ao hồ nuôi trồng thuỷ sản,… chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoạt động bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hoặc phát triển ngành nghề nơng thơn thì cơng nghệ cũ kỹ, lạc hậu và phụ thuộc nhiều lao động chân tay và theo kinh

nghiệm, mang tính chất gia đình. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và giá thành cao, sức cạnh tranh yếu và thường không đáp ứng được những hợp đồng lớn.

- Số lượng Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cịn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là ở các huyện miền núi. Các Hợp tác xã còn thiếu các mối liên doanh, liên kết với các Hợp tác xã khác, các loại hình tổ chức kinh tế khác và với các đơn vị nghiên cứu: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mới có duy nhất 01 Liên hiệp Hợp tác xã. Việc thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa Nông dân - Tổ chức đại diện nông dân - Doanh nghiệp thực hiện chưa tốt, các doanh nghiệp chỉ ký kết hợp đồng từng thời vụ nên chưa có doanh nghiệp cùng với địa phương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cánh đồng mẫu lớn.

- NhiềuHợp tác xã chưa thực hiện đầy đủ quy định của LuậtHợp tác xã:

+ Một số Hợp tác xã tuy đã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012, nhưng vẫn cịn mang tính hình thức, phương thức hoạt động vẫn chưa có sự thay đổi. Một số Hợp tác xã đăng ký thành lập nhằm mục đích vay vốn hoặc vận dụng để nhận sự ưu đãi về thuế của nhà nước.

+ Cơng tácquản lý tài chínhủa các Hợp tác xã cịn yếu kém; có một số ít hợp tác xã thực hiệnởsổm kế tốn theo tài khoản cịn phần lớn thực hiện mở sổ k tốn đơn.

- Cơng tác quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã còn hạn chế

+ Các cơ quan quản lý nhà nước chưa củng cố tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ

quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, thiếu sâu sát và quan tâm trong hoạt động của Hợp tác xã. Một số địa phương, vẫn có tình trạng cấp ủy cơ sở và chính quyền bng lỏng lãnh đạo, thiếu quan tâm, định hướng, tạo điều kiện cho Hợp tác xã phát triển, có nơi can thiệp quá sâu vào hoạt động nội bộ của Hợp tác xã. Một số địa phương có tiềm năng thế mạnh về phát triển kinh tế nhưng sự chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Hợp tác xã còn hạn chế như các huyện miền núi, các xã ven biển, thành phố.

+ Một số cơ chế chính sách ở Trung ương ban hành, nhưng triển khai thực hiện chính sách chưa có sự hướng dẫn thực hiện một cách đồng bộ. Hầu hết diện tích đất do cácHợp tác xã quản lý chưa được cấp giấy gchứnnhận quyền sử dụng. đất

+ Chất lượng đào tạo và dạy nghề cho người lao động tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa có bước đột phá sau đào tạo.

- Cơng tác tun truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể và Hợp tác xã chưa thường xuyên và chưa sâu nên nhận thức của khơng ít cán bộ và thành viên về Hợp tác xã còn rất hạn chế, dẫn đến vẫn có tình trạng tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

- Hợp tác xã chưa thật sự tham gia nhiều vào q trình xây dựng nơng thơn mới, chưa được ưu tiên thực hiện nhiệm vụ. Chưa thường xuyên thực hiện tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ đạo mơ hình điểm, mơ hình mới, tiên tiến để kịp nhân rộng đối với một số mơ hìnhHợp tác xã mới làm ăn có hiệu quả.

- Các Hợp tác xã khơng báo cáo tình hình sản xuất - kinh doanh định kỳ 6 tháng, 1 năm với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, nên việc theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động của các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn. - Một số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2014-2018, nhưng mức độ bền vững tiêu chí 13 “hình thức tổ chức sản xuất” chưa cao, do có một số Hợp tác xã mới thành lập, chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động; mơ hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực (nông sản, lâm sản, thủy hải sản) đảm bảo bền vững chỉ mới tập trung ở Hợp tác xã có liên kết sản xuất giống lúa, giống đậu; liên kết sản xuất các sản phẩm nơng nghiệp khác cịn ít.

- Việc vận động thành lập Hợp tác xã ở các huyện miền núi, hải đảo gặp nhiều trở ngại và khó khăn. Tồn tỉnh cịn 83/204 xã chưa thành lập Hợp tác xã (huyện Nông Sơn: 04 xã; huyện Hiệp Đức: 07 xã; huyện Tiên Phước: 03 xã; huyện Tây Giang: 07 xã; huyện Đông Giang: 06 xã; huyện Nam Giang: 11 xã; huyện Phước Sơn: 11 xã; huyện Bắc Trà My: 08 xã; huyện Nam Trà My: 08 xã; huyện Núi Thành: 06 xã; huyện Quế Sơn: 05 xã; huyện Thăng Bình: 04 xã; huyện Duy Xuyên: 01 xã; thành phố Hội An: 01 xã). Tại các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2019-2020 đến nay vẫn cịn 04 xã chưa có Hợp tác xã, như: xã Cẩm Kim (thành phố Hội An); xã Tam Tiến, xã Tam Hải (huyện Núi Thành) và xã A Tiêng (huyện Tây Giang).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)