Thực trạng về hoạt động liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 55 - 57)

2018 đến 2020 hoạt động

2.2.4. Thực trạng về hoạt động liên kết

Mơ hình hộ dân tự tích tụ trên đất ni trồng thủy sản cũng đã được thực hiện, như ở hộ ơng Trần Cơng Thành (xã Tam Hịa, huyện Núi Thành) đã chuyển nhượng và thuê khoảng 06 ha đất của nhân dân để đầu tư nuôi tôm sạch công nghệ cao (sản xuất tơm giống và thương phẩm), sau đó liên kết với Công ty CP để tiêu thụ tôm thương phẩm. Kết quả sản xuất cho lợi nhuận cao (bình quân thu trên 100 tấn tôm thương phẩm/năm, đạt lợi nhuận 3 tỷ). Một số đơn vị, công ty đã nghiên cứu, xin chủ trương và lập dự án đầu tư, phát triển các mơ hình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, nơng nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng việc liên kết, thuê đất để sản xuất hoặc liên kết, thuê đất để trồng rừng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh (Công ty Cổ phần gỗ công nghiệp Quảng Nam triển khai Dự án phát triển vùng gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất: Dự kiến diện tích từ 30-50 ngàn ha đất trồng rừng; hình thức thuê quỹ đất của các địa phương và thuê đất của nhân dân tại một số huyện như Hiệp Đức, Thăng Bình, Quế Sơn, Nơng Sơn, Tiên Phước, Phú Ninh, Bắc Trà My để trồng gỗ nguyên liệu);

nhất là các cánh đồng sản xuất giống lúa thuần đạt trên 5.000 ha/năm, giống lúa lai F1 trên 350ha/ năm, đậu xanh giống trên 600 ha/năm và hàng trăm ha rau, đậu khác,... tăng được thu nhập đáng kể cho người dân.

Nhiều đơn vị đã mạnh dạn đổi mới bộ máy tổ chức, tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực đổi mới mẫu mã sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới; tiêu biểu như: Xí nghiệp Mây tre lá Âu Cơ (huyện Núi Thành), Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Đại Hiệp (huyện Đại Lộc).

Trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức Agriterra (Hà Lan) về xây dựng và phát triển Hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm, tỉnh đã lựa chọn 04 Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã Nông nghiệp Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) tham gia chuỗi giá trị gạo sạch, Hợp tác xã Hiệp Thuận (huyện Hiệp Đức) tham gia chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ cây keo, Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Phước 1 (thị xã Điện Bàn) tham gia xây dựng chuỗi giá trị sản xuất lúa giống và Hợp tác xã Duy Đại Sơn (huyện Duy Xuyên) xây dựng chuỗi giá trị heo sạch. Trong năm 2018, 02 Hợp tác xã xây dựng mơ hình Hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị như: Hợp tác xã nông nghiệp Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) tham gia chuỗi giá trị gạo an tồn và bánh tráng; Hợp tác xã Nơng nghiệp Quế Lâm (huyện Nông Sơn) tham gia chuỗi giá trị ngô. Hợp tác xã nông nghiệp Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) xây dựng hồ sơ, thủ tục tiếp cận chính sách từ Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và được hỗ trợ kinh phí với số tiền 90.921.000 đồng để thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm gạo an toàn và bánh tráng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)