Tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 37)

Trước khi Luật Hợp tác xã ra đời, tỉnh Lâm Ðồng chỉ có 28 Hợp tác xã hoạt động, trong đó có 14 Hợp tác xã trong lĩnh vực nơng nghiệp, 14 Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải và tín dụng. Đến năm 2018, tỉnh Lâm Đồng có 300 tổ hợp tác với gần 7.000 tổ viên; 315 Hợp tác xã với hơn 63.600 thành viên.

Trong đó có 225 Hợp tác xã nông nghiệp, 36 Hợp tác xã công thương, 27 Hợp tác xã giao thông vận tải, 01 Hợp tác xã xây dựng và Hợp tác xã dịch vụ du lịch và 25 Quỹ tín dụng nhân dân; 03 Liên hiệp Hợp tác xã, gồm 02 Liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp và 01 Liên hiệp Hợp tác xã ngành cơng thương với 17 thành viên. Doanh thu bình qn của 01 Hợp tác xã khoảng 8,7 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận bình quân 01 Hợp tác xã khoảng 1,4 tỷ đồng/năm. Số lượng Hợp tác xã đạt loại khá trở lên chiếm tỷ lệ trên 50%, góp phần cho các xã, huyện đạt chuẩn nơng thơn mới có mơ hình kinh tế hoạt động có hiệu quả. Tính đến cuối năm 2018, tỉnh Lâm Đồng đã có 87/116 xã (tỷ lệ 75% tổng số xã) đạt chuẩn nông thôn mới.

Các Hợp tác xã hoạt động chủ yếu là cung ứng dịch vụ cho thành viên nhằm phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, cụ thể như: Cung ứng vật tư, máy móc nơng nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; hướng dẫn, hỗ trợ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc sản phẩm… đã có gần 70 Hợp tác xã tiêu thụ rau, củ, quả các loại với hơn 60.000 tấn mỗi năm. Các Hợp tác xã cịn là nơi tư vấn, tìm kiếm các doanh nghiệp, thương nhân để ký hợp đồng thỏa thuận bao tiêu nông sản trực tiếp cho các nông hộ thành viên.

Hợp tác xã, tổ hợp tác ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng hoạt động, hoạt động trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, hình thành các Liên hiệp Hợp tác xã. Đẩy mạnh liên kết giữa nông dân, Hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ hàng chục nghìn hộ nơng dân tham gia chuỗi giá trị làm ăn hiệu quả…Cụ thể như thành phố Đà Lạt có sản phẩm Trà và cao Atiso, sản phẩm Hồng sấy gió theo cơng nghệ Nhật Bản và Hồng sấy dẻo. Thành phố Bảo Lộc có sản phẩm Lụa tơ tằm và quả măng cụt. Huyện Lạc Dương có sản phẩm Dịch vụ du lịch văn hoá truyền thống, du lịch cồng chiêng Lang Biang. Huyện Đức Trọng có sản phẩm từ quả phúc bồn tử, sản phẩm rau củ quả sấy theo công nghệ sấy thăng hoa. Huyện Đạ Huoai có sản phẩm từ quả sầu riêng và quả điều. Huyện Đạ Tẻh có sản phẩm gạo nếp quýt, gạo Việt Đài… Đến nay, tỉnh Lâm Đồng có 120 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản với sự tham gia của 75 doanh nghiệp, 35 Hợp tác xã, 42 tổ hợp tác và 12.570 nơng hộ. Trong đó, có 68 chuỗi liên kết đã được các tổ chức trong nước và quốc tế

chứng nhận về chất lượng sản phẩm với diện tích sản xuất khoảng 17.237 ha, sản lượng tiêu thụ 415 nghìn tấn nơng sản các loại…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 37)