Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 63 - 66)

- Quyết định số 51/2005/QĐUBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt đề án phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã các huyện miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu

2.3.1. Những thành tựu

Các cấp ủy đảng và chính quyền có sự nhận thức cụ thể hơn, hiểu rõ về bản chất vai trò của Hợp tác xã, cấp ủy chính quyền một số địa phương đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể, giao chỉ tiêu thành lập mới Hợp tác xã một cách cụ thể và lấy đó làm cơ sở, tiêu chí đánh giá, xếp loại cuối năm.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện công tác “dồn điền, đổi thửa” trên đất nông nghiệp, đã đạt trên 18.000ha theo Cơ chế 23 của tỉnh;

đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng đồng ruộng luôn được chú trọng (giao thông, thủy

lợi nội đồng,...) để đẩy mạnh cơ giới hố nơng nghiệp, đưa tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất và thu hoạch lúa đạt trên 85%, tỷ lệ tưới tiêu chủ động đạt trên 70%. Các địa phương, Hợp tác xã đã thực hiện liên kết sản xuất với hơn 46 doanh nghiệp, trên 6.000ha sản xuất các loại cây trồng và liên kết, liên doanh trong lĩnh vực chăn ni. Nhiều mơ hình sản xuất hiệu quả được thực hiện theo hướng liên kết 4 nhà, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao năng suất, hiệu quả, thu nhập cho nông dân.

Hợp tác xã tiếp cận Chương trình Khoa học và Cơng nghệ, đã tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách trong sản xuất và đời sống, phù hợp với nội dung Chương trình nơng thơn mới, góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sản phẩm, tăng năng suất và chất lượng một số sản phẩm; trong đó, các đề tài, dự án Khoa học - Công nghệ cấp huyện đã giải quyết nhiều vấn đề có tính ứng dụng cao trong thực tế sản xuất ở địa phương, như: Khảo nghiệm tính thích nghi của cây bưởi da xanh tại huyện Bắc Trà My; xây dựng mơ hình ni cá chình trong bể xi măng tại xã Quế Phú; xây dựng mơ hình trồng và phát triển nấm lim xanh tại huyện Đông Giang; một số mơ hình nhân giống và phục vụ bảo tồn, phục tráng và phát triển giống nếp bầu, giống mè đen và mè vàng tại địa phương; xây dựng mơ hình ni cá chình bơng thương phẩm trong ao đất ở huyện Nơng Sơn; xây dựng mơ hình trồng thử nghiệm Gừng cao sản trong bao trên cơ chất bả, thải từ mùn cưa sau khi trồng nấm ở huyện Hiệp Đức; xây dựng mơ hình trồng, thâm canh, thu hoạch và bảo quản cây Đảng sâm bản địa tại xã Ch’ơm, huyện Tây Giang; xây dựng mơ hình trồng dưa lưới trong nhà lưới theo hướng nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Phú Ninh.

Công tác đào tạo nghề lao động nơng thơn đã có sự chú trọng triển khai gắn với địa chỉ sử dụng đáp ứng nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Sau gần 03 năm, đã tuyển mới 106.717 lao động học nghề, bồi dưỡng, tập huấn nghề nghiệp. Trong đó, số lao động được hỗ trợ học nghề theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 11.066 người (phi nông nghiệp:

4.395 người và nông nghiệp: 6.671 người); số lao động được đào tạo theo Quyết

2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 58,51%. UBND tỉnh đã công nhận làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống cho các địa phương; đến nay, tồn tỉnh có 44 làng nghề (trong đó, 30 làng nghề đã được UBND tỉnh cơng nhận, gồm:

08 làng nghề và 22 làng nghề truyền thống).

Đa số khi thực hiện chuyển đổi, các Hợp tác xã đã sửa đổi, bổ sung điều lệ, điều chỉnh thay đổi bộ máy quản lý điều hành cho phù hợp, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi; cổ phần và vốn cổ phần điều chỉnh tăng, giảm hợp lý; thu hút cán bộ trẻ có trình độ đại học tham gia vào Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc. Một số Hợp tác xã nhanh chóng tiếp cận được các cơ chế chính sách của Nhà nước như: Chính sách thu hút cán bộ trẻ về làm việc tại Hợp tác xã, chính sách đất đai để xây dựng trụ sở làm việc,.. Các thành viên trong Hợp tác xã thể hiện được vai trò và trách nhiệm trong hoạt động của Hợp tác xã, nhiều Hợp tác xã phát huy vai trị tiên phong trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới.

Các Hợp tác xã đã tranh thủ các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Trung ương, của Tỉnh, thực hiện liên doanh - liên kết với các doanh nghiệp và giữa các Hợp tác xã với nhau để huy động vốn đầu tư xây dựng mua sắm máy móc, trang thiết bị, mở rộng quy mơ sản xuất các ngành hàng có thị trường ổn định và thu hút nhiều lao động. Phát triển thêm ngành nghề sản xuất, dịch vụ mới. Tổ chức sơ chế nông sản, thu mua tiêu thụ sản phẩm, liên kết sản xuất giống cây trồng và bao tiêu sản phẩm cho thành viên và nông dân, điển hình như: Hợp tác xã Thị trấn Ái Nghĩa, Hợp tác xã Đại Hiệp, Hợp tác xã Điện Thọ 1, Hợp tác xã Điện An 2, Hợp tác xã Điện Minh 1, Hợp tác xã Bình Đào,...

Tập trung xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, để nâng chất lượng các hoạt động dịch vụ như: Xây mới và nâng cấp các cơng trình điện, trạm bơm, kiên cố kênh mương…cùng với chính quyền xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, góp phần thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Các Hợp tác xã đã không ngừng cải tiến công tác quản lý, áp dụng chế độ giao khoán trách nhiệm của từng bộ phận, tổ dịch vụ, khốn chi phí, gắn thù lao lao động với kết quả hoạt động của từng dịch vụ, ngành hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)