- Quyết định số 51/2005/QĐUBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt đề án phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã các huyện miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Nơng nghiệp, nơng thơn Quảng Nam có xuất phát điểm thấp (tồn tỉnh có
9 huyện miền núi, trong đó có 6 huyện miền núi cao); khi bắt đầu triển khai Chương trình
nơng thơn mới năm 2010 có đến 163 xã dưới 5 tiêu chí; có nhiều yếu tố khơng thuận lợi như đất đai manh mún, địa hình phức tạp và bình qn diện tích đất nơng nghiệp/hộ thấp; bão lũ, hạn hán, nhiễm mặn thường xuyên xảy ra. Hầu hết các xã có điều kiện thuận lợi đã đạt chuẩn nơng thơn mới, số xã dưới 8 tiêu chí cịn nhiều (26 xã dưới 8 tiêu chí). Bộ tiêu chí mới có nhiều chỉ tiêu được nâng cao hơn so với Bộ tiêu chí cũ nên việc triển khai cũng có những khó khăn, nhất là tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất: (1) Xã có Hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định Luật Hợp tác xã năm 2012; (2) Xã có mơ hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Trong những năm qua kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhưng tỉnh vừa phải cân đối cho các nhu cầu đầu tư trọng điểm để tạo
động lực cho bứt phá trong phát triển; vừa phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và dân sinh trên địa bàn nơng thơn rộng lớn. Vì thế, những năm qua tỉnh đã có nhiều cố gắng tăng đầu tư và tập trung nhiều nguồn lực, nhưng so với nhu cầu phát triển, xây dựng nơng thơn mới, thì mức độ đáp ứng còn rất thấp.
- Khung khổ pháp luật và một số chính sách phát triển kinh tể tập thể chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, tính khả thi thấp; nhiều văn bản có sự chồng chéo giữa Trung ương và địa phương nên khi triển khai thực hiện gặp một số bất cập; các cơ quan tham mưu chưa chú trọng đến công tác hướng dẫn triển khai thực hiện; .
- Năng lực nội tại của một số Hợp tác xã chưa thật sự vững mạnh, chưa năng động, nhạy bén trong phát triển kinh doanh, chưa mạnh dạn thực hiện liên doanh liên kết, mở thêm ngành nghề mới, chất lượng các dịch vụ chưa cao. Chất lượng nhân lực, năng lực tài chính Hợp tác xã vẫn cịn hạn chế. Đóng góp GRDP của khu vực kinh tế tập thể quá ít so với các lĩnh vực kinh tế khác. Tâm lý xã hội có sự nhìn nhận chưa tồn diện, tích cực về lĩnh vực kinh tế tập thể.
- Công tác hỗ trợ các Tổ hợp tác, Hợp tác xã phát triển còn nhiều bất cập. Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh trong những năm qua khơng có. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế hợp tác, Hợp tác xã của tỉnh đã được triển khai trong thời gian qua; tuy nhiên, số Hợp tác xã được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh chưa nhiều, phần lớn do Hợp tác xã không đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, cơ chế chính sách chưa được thường xuyên. Các sở, ngành, Mặt trận và các đoàn thể chưa thật sự vào cuộc; cấp ủy đảng và chính quyền ở một số địa phương, cấp huyện, thành phố, cấp xã còn chưa chú trọng đến lĩnh vực kinh tế tập thể. Công tác tư vấn, hỗ trợ phát triển Hợp tác xã triển khai chưa đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện miền núi.
Tiểu kết chương 2
- Luận văn đã phân tích, làm rõ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã tác động đến sự phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Luận văn đã phân tích, đánh giá tồn cảnh bức tranh về thực trạng phát triển Hợp tác xã của tỉnh Quảng Nam; đánh giá kết quả hoạt động, phát triển Hợp tác xã; phân tích những thành tựu, hạn chế, tìm ra những nguyên nhân tồn tại hạn chế trong việc phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
CHƯƠNG 3