THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 40)

NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kom Tum; Phía Tây giáp Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum; Phía Đơng giáp Biển Đơng.

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha. Tồn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh), với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn.

Phía đơng có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 40.000 km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thủy sản.

Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phịng.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đơng, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 40)