Một số kinh nghiệm rút ra về phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 37 - 40)

nông thôn mới

Qua bài học kinh nghiệm của các nước, của các tỉnh trong nước, để phát triển kinh tế hợp tác, Hợp tác xã trong xây dựng nơng thơn mới một cách tồn diện và bền vững, thì cần tiến hành đồng bộ các nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, củng cố hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã; đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các cơ quan thông tin, đại chúng để tuyên truyền, giới thiệu nhân rộng các mơ hình Hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới hoạt động hiệu quả. Xây dựng, thành lập các Liên hiệp Hợp tác xã cho một số sản phẩm chủ lực có quy mơ, sức lan tỏa rộng, phù hợp với mơ hình tổ chức quản lý mới trong nơng nghiệp với bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, năng động; có chính sách hỗ trợ đất đai, động viên người nông dân, các hộ xã viên tự nguyện dồn điền đổi thửa để có những vùng chuyên canh về trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản lớn để tăng năng suất, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, mẫu mã đẹp, thương hiệu có uy tín (các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và tỉnh Lâm Đồng).

- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực sản xuất nơng nghiệp; các Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã của Trung ương và địa phương cũng cần dành khoản kinh phí nhất định để cho vay đối với các Hợp tác xã nông nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp; hỗ trợ phát triển Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; đầu tư trang thiết bị, các máy móc tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, giảm đến mức thấp nhất việc bán hoặc xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp chưa qua chế biến, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản cho người nông dân (Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Lâm Đồng).

- Tập trung đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực; đào tạo, đào tạo lại

cán bộ cán bộ quản lý Hợp tác xã; rà soát, quy hoạch lại các trường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hướng đến đào tạo các nghề cụ thể về nông nghiệp như cơng nghệ lai tạo giống mới, quy trình chăm sóc cây trồng, vật ni, các kỹ thuật sửa chữa, sử dụng các máy cơ khí nơng nghiệp, máy chế biến nơng sản, kiến thức về áp dụng khoa học công nghệ…(các nước Hàn Quốc, Thái Lan và các tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng).

- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương tới tiêu, điện cho sản xuất, sinh hoạt; xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản (các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,

Thái Lan và các tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng).

- Thành lập các Trung tâm, Doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ Hợp tác xã từ các dịch vụ đầu vào đến khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp nhằm tránh rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm(các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng).

- Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ trực tiếp đối với các Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tham gia xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp theo dự án do Hợp tác xã đã xây dựng. Kết hợp chặt chẽ giữa tư vấn xây dựng đề án, dự án đổi mới hoạt động Hợp tác xã kiểu mới gắn với ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ mới đối với các Hợp tác xã nông nghiệp (các tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng).

Tiểu kết chương 1

Luận văn đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về hợp tác xã, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã; tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến phát triển Hợp tác xã; Nêu bật được ý nghĩa vai trò và các nội dung phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới.

Luận văn đã khái qt hố một cách có hệ thống những nội dung về tổ chức hoạt động của Hợp tác xã; thành lập mới, thành lập lại Hợp tác xã đúng theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012; nghiên cứu các mơ hình hoạt động của Hợp tác xã nơng nghiệp ở các nước; sự phát triển về số lượng, chất lượng và quy mô của Hợp tác xã nông nghiệp tại các tỉnh trong nước, đặc biệt tại các địa phương đã thành công trong xây dựng nông thôn mới và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 37 - 40)