Định hướng phát triển Hợp tác xã nói chung và phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 73)

- Quyết định số 51/2005/QĐUBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt đề án phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã các huyện miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu

3.1. Định hướng phát triển Hợp tác xã nói chung và phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Xu hướng chung của thế giới hướng đến sử dụng các sản phẩm hàng hóa an tồn, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, đặc biệt là hàng nông sản sản xuất hữu cơ, VietGap hay ứng dụng công nghệ biến đổi gen…Vấn đề nông sản thực phẩm an tồn, chất lượng cao là một u cầu địi hỏi trách nhiệm chung của các cấp, ngành, địa phương và kể cả từng người tiêu dùng. Trong thực phẩm, xã hội ngày càng địi hỏi thực phẩm phải có truy xuất nguồn gốc, minh bạch an tồn thực phẩm, địi hỏi về đổi mới phương thức cung ứng sản phẩm tới tay người tiêu dùng và yêu cầu xuyên suốt của bất cứ một sản phẩm nào, đó là chất lượng sản phẩm nơng sản.

Dù rất đa dạng về mơ hình kinh doanh nhưng các Hợp tác xã trên thế giới ln đề cao tính phục vụ và hiệu quả sản xuất mà Hợp tác xã mang lại cho các thành viên. Hợp tác xã giúp cho việc hạn chế tình trạng bất bình đẳng và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giúp chính phủ tạo thêm cơng ăn việc làm một cách bền vững, phát triển dịch vụ cơng ích, giảm hụt ngân sách và nợ cơng.

Ở nước ta, việc xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, Hợp tác xã không phải chuyện một sớm một chiều và càng khơng phải chỉ nói, chỉ hơ hào mà thành hiện thực. Trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa và cạnh tranh gây gắt đồi hỏi bản thân Hợp tác xã phải thích ứng với cơ chế thị trường, phải tự mình trụ vững trên thương trường bằng những sản phẩm, dịch vụ thật sự chất lượng, có như vậy Hợp tác xã mới có thể cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác và hội nhập toàn cầu. Trong sản xuất hàng hóa quy mơ lớn chỉ có liên kết thì Hợp tác xã và doanh nghiệp mới phát triển được thương hiệu sản phẩm thông qua ứng dụng thương mại điện tử. Để phát triển Hợp tác xã trong bối cảnh cách mạng cơng nghệ 4.0 địi hỏi năng lực nội tại của các Hợp tác xã phải thích ứng với yêu cầu của công nghệ số, ứng

dụng công nghệ số trong tổ chức sản xuất và kinh doanh. Để làm được điều đó, trước hết cần tiếp tục xây dựng thể chế cho Hợp tác xã kiểu mới. Hiện đã có Luật Hợp tác xã mới ra đời năm 2012, nhưng vẫn cần có nghị định riêng về Hợp tác xã nông nghiệp; cần xây dựng các chính sách phát triển kinh tế hợp tác, đặc biệt là Hợp tác xã và các tổ hợp tác trong điều kiện mới.

Tỉnh Quảng Nam đang thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu nơng nghiệp, nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp sẽ là chủ thể, trong đó các Hợp tác xã đóng vai trị quan trọng; chính quyền các cấp giữ vai trị quản lý, định hướng, hỗ trợ tạo mơi trường đầu tư thuận lợi thông qua việc ban hành và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, thu hút các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết với nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình cơng nghệ, mơ hình tổ chức sản xuất; khai thác bền vững các tiềm năng đất đai, lao động.

Hợp tác xã nơng nghiệp hiện nay có vai trị, vị trí rất quan trọng khi vừa hỗ trợ các thành viên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, vừa thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Hợp tác xã làm tốt vai trị bà đỡ cho các hộ nơng dân liên kết với nhau để chuyển từ sản xuất nhỏ manh mún, phát triển thành sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn, hiệu quả cao. Hợp tác xã vận động, tổ chức cho các hộ nông dân thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, hình thành những cánh đồng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, gia tăng giá trị sản phẩm thu hoạch và thu nhập cho nông dân. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nơng nghiệp, thực phẩm. Vì vậy cần phải có sự liên doanh, liên kết trong tổ chức sản xất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa…Xu hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập trung đòi hỏi cần phải thực hiện liên kết tổ chức sản xuất trên quy mô lớn, chú trọng sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm và sản xuất những sản phẩm có giá trị xuất khẩu nhằm mang lại hiệu quả

kinh tế cao. Trong liên kết sản xuất, cần phải lựa chọn những Hợp tác xã có tính tương đồng với nhau trong tổ chức sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc Hợp tác xã cung ứng những sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 73)