Các Hợp tác xã đã thu hút hơn 120.906 thành viên tham gia, giải quyết cho 4.597 lao động có việc làm thường xuyên với mức thu nhập bình quân 36 - 42 triệu đồng/thành viên/năm; Doanh thu bình quân của 01 Hợp tác xã tại thời điểm 31/12/2018 là 2.511 triệu đồng, tăng 2.200 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2003. Tổng số vốn hoạt động và giá trị tài sản của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã tại thời điểm 31/12/2018 là 1.704.489 triệu đồng, tăng 1.023.222 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2003; Quy mô Liên hiệp Hợp tác xã được mở rộng, có 18 Hợp tác xã tham gia thành viên (Bảng 2.1).
Các Hợp tác xã trong tỉnh đã phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức, quy mơ, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn. Các Hợp tác xã ở lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thay đổi với một diện mạo mới, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã ngày càng đa dạng. Nếu như các Hợp tác xã nông nghiệp trước đây chỉ làm các dịch vụ như thủy lợi, bảo vệ thực vật, thu hoạch… thì hiện nay các Hợp tác xã ở lĩnh vực này đã vươn xa hơn; các Hợp tác xã đã đầu tư máy móc, thiết bị để tổ chức sản xuất lúa giống, mở rộng thêm các ngành nghề phi nông nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và tạo dựng niềm tin với xã hội về mơ hình Hợp tác xã.
Dồn điền, đổi thửa đất nơng nghiệp đã giải quyết được tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất từ 6 -7 thửa/hộ, sau dồn điền chỉ cịn 2-3 thửa/hộ; diện tích mỗi thửa trên 1.000 m2. Nhiều nơi chỉnh trang lại đồng ruộng, xây dựng giao thông, thuỷ lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp.
Xã Bình Đào, huyện Thăng Bình là địa phương đầu tiên ở Quảng Nam triển khai thí điểm mơ hình tích tụ, tập trung ruộng đất, nơng dân đồng thuận, góp đất liên kết sản xuất và cho Hợp tác xã thuê đất với quy mô 20 ha đất sản xuất nơng
nghiệp (trong đó th đất 3,7 ha), để sản xuất 10 ha lúa giống, 10 ha lạc. Kết quả của việc liên kết sản xuất, tích tụ và tập trung ruộng đất đã cho hiệu quả sản xuất cao hơn so với giá trị sản xuất ở diện tích đất nơi khơng tích tụ (lúa tăng khoảng 15,78 triệu đồng/ha/vụ; lạc tăng 2,5 lần).