Kinh nghiệm của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 39)

Để phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH, nhiều nước đã sử dụng mơ hình KCN, KCX...và đã thu hút được nhiều thành công, song bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì cịn xuất hiện những tồn tại nhất định. Việc phân tích, nghiên cứu mơ hình phát triển các KCN, nghiên cứu các chính sách dành cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở một số nước trong khu vực và trên thế giới là hết sức cần thiết. Qua đó, chúng ta có thêm kinh nghiệm trong quá trình phát triển các KCN và doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp ở nước ta:

* Tại Singapore:

Singapore có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trên đường hàng hải quốc tế, có cảng nước sâu vào loại lớn nhất thế giới. Với vị trí này, Singapore trở thành khu trung chuyển lớn cho Malaysia và Indonexia.

Song điểm yếu của đất nước này là thiếu nguồn tài nguyên trong nước và thị trường trong nước quá nhỏ bé (đất nước chỉ có 3 triệu dân). Điểm quan trọng trong chiến lược phát triển của Singapore là biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh. Trong giai đoạn đầu chỉ phát triển khu vực dịch vụ (dịch vụ cảng biển, sân bay, thương mại, du lịch...khuyến khích phát triển các ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm giải toả tình trạng thất nghiệp). Khi tích luỹ trong nước khá lên, thì từ những năm 1970 đến nay, Chính phủ Singapore nhận thấy rằng khơng chỉ dựa vào lợi thế trực tiếp, mà cần hoạch định một chiến lược dựa trên phát triển cân đối giữa ngành dịch vụ và các ngành khác như phát triển ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu. Từ 1980 trở lại đây, Chính phủ Singapore tập trung vào đào tạo tay nghề cao, phát triển các ngành cơng nghiệp sử dụng ít lao động, cơng nghiệp sạch có cơng nghệ hiện đại, đặc biệt là cơng nghiệp điện tử, tin học, thiết bị chính xác...và hình thành các khu cơng nghiệp, nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

thiết kế đồng bộ từ xây dựng cơ sở hạ tầng, đến các trụ sở làm việc. Các doanh nghiệp có thể thuê mặt bằng sẵn có, để sản xuất kinh doanh, mà khơng cần phải xây dựng nhà xưởng, kho tàng...

Các khu nhà ở công nhân cũng được xây dựng liền kề với các KCN, nên rất thuận lợi cho việc đi lại của công nhân, đảm bảo tiết kiệm thời gian, góp phần tăng năng suất lao động.

Các DN hoạt động trong KCN, ngoài việc được hưởng cơ sở hạ tầng có sẵn, cịn được hưởng các chính sách ưu đãi của chính phủ Singapore về thuế, phí và thủ tục Hải quan...

Chính phủ Singapore có Quỹ phát triển dành riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, các doanh nghiệp được Nhà nước bảo lãnh khi vay vốn các NHTM, nhưng phải qua sự giám sát của Quỹ này.

* Tại Thái Lan:

KCN tập trung, trong đó có các xí nghiệp sản xuất cơng nghiệp, khu vực này gồm các xí nghiệp sản xuất hàng hoá để tiêu thụ trong nước, thường là các xí nghiệp sản xuất cơng nghiệp nặng, khơng sản xuất hàng xuất khẩu.

KCN hỗn hợp là các KCN được chia làm hai khu vực: KCN tổng hợp gồm các xí nghiệp chủ yếu sản xuất hàng hoá để tiêu thụ trong nước và làm xuất khẩu với tỷ trọng nhỏ, dưới 40% trong tổng số sản phẩm sản xuất ra và KCN hàng xuất khẩu gồm các nhà máy sản xuất ra phải đạt ít nhất 40% sản phẩm xuất khẩu.

Về chính sách ưu đãi, Thái Lan dành cho các nhà đầu tư vào KCN các ưu đãi khá rộng rãi (đầu tư vào KCN cũng được ưu đãi như KCX, trừ miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hoá), đặc biệt là cho phép các nhà đầu tư nước ngồi có quyền sở hữu đất trong KCN.

Về thuế nhập khẩu áp dụng trong các KCN Thái Lan:

- Đối với hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị phụ tùng: Các DN trong KCN tổng

hợp được giảm thuế nhập khẩu 50%.

- Đối với hàng nhập khẩu là nguyên liệu: Các doanh nghiệp được miễn thuế nhập

khẩu 1 năm đối với nguyên vật liệu, nếu xuất khẩu ít nhất là 30% sản phẩm. - Hàng hoá khi xuất khẩu khỏi Thái Lan được miễn thuế hay hồn thuế. Nếu

hố đã được xuất khẩu và ngược lại, hàng hoá nhập vào KCX bao gồm thành phẩm, sản phẩm phụ và phế liệu, nếu đưa ra khỏi KCX để bán vào nội địa Thái Lan sẽ phải chịu thuế xuất khẩu.

- Ve chính sách tín dụng: các DN hoạt động trong KCN khi có nhu cầu vay vốn thương mại được Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất trong 1/2 thời hạn vay.

* Tại Trung Quốc:

Chiến lược CNH-HĐH của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1978 nhằm thực hiện hai sự chuyển đổi có tính chất lịch sử: Một là, chuyển từ một xã hội nông nghiệp nông thôn sang một xã hội công nghiệp và đô thị. Hai là, chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nen kinh tế thị trường.

Năm 1979, Trung Quốc quyết định thử nghiệm thành lập 5 đặc khu kinh tế vùng biển với tổng diện tích hơn 35.000 km2 và dân số hơn 10 triệu người. Bao gồm: đặc khu Thẩm Quyến; đặc khu Chu Hải; đặc khu Sán Dầu; đặc khu Hạ Môn; đặc khu Hải Nam. Hàng năm các đặc khu kinh tế trên tạo ra giá trị sản phẩm hơn 40 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu trên 35 tỷ USD.

Trong khoảng 20 năm gần đây, Trung Quốc xây dựng nhieu KCN, KCX với chiến lược là “Mở rộng ra vùng phụ cận”. Đưa các KCN ở trong các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải...ra bên ngoài. Trong thời kỳ đầu, Trung Quốc phát triển các KCN, KCX rất ồ ạt, nên việc xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường không được quan tâm, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm ở hầu hết các đô thị ở Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc khi xây dựng các KCN đã quan tâm nhieu đến các vấn đe trên.

Chính quyền Trung Quốc ban hành một loạt các chính sách đặc biệt ưu đãi để thu hút đầu tư như hạ giá thuê đất tại KCN, chính sách thuế, chính sách ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu...

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 39)

w