Nguyên nhân của những tồn tại trong cho vay cácDN trong KCN 1Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 62)

- Thực trạng phát triển DN trong KCN: Tuy vừa đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng,

2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong cho vay cácDN trong KCN 1Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang

2.4.1.1 về nguồn nhân lực

Số lượng lao động cần thiết còn thiếu ở hầu hết các bộ phận hoạt động nghiệp vụ. Định biên lao động được tăng thêm hàng năm do Ngân hàng ĐT&PT cấp trên quyết định căn cứ vào hiệu quả hoạt động của năm trước. Do là một tỉnh trung du miền núi, kinh tế còn chậm phát triển, nên hiệu quả hoạt động chung của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang là chưa cao và do vậy số lượng cán bộ được bổ sung hàng năm khơng nhiều.

Trình độ của đội ngũ cán bộ cũng còn nhiều hạn chế cả về phong cách làm việc cũng như trình độ chun mơn. Cịn thiếu nhiều cán bộ có tác phong làm việc chuyên nghiệp và có khả năng giao tiếp tốt. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng, cịn thiếu những cán bộ giỏi, có kinh nghiệm thực tế và tâm huyết với nghề, có đạo đức nghề nghiệp, thực sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, có kỹ năng đánh giá các dự án đầu tư, kỹ năng phân tích, kỹ năng lập bảng lưu chuyển tiền tệ ở mức độ chuyên gia. DN trong KCN thường có trình độ quản lý cao hơn, hoạt động kinh doanh cũng phức tạp hơn các khách hàng khác. Vì vậy cũng địi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ, có tính chun nghiệp cao thì mới có thể phục vụ hiệu quả và đảm bảo an tồn được.

Cơng tác bố trí cán bộ, phân cơng cơng tác chưa thực sự phù hợp nên hiệu quả làm việc còn chưa cao.

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng, thì Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang phải liên tục đưa ra các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ mới. Nhưng đội ngũ cán bộ mặc dù được liên tục cập nhật những kiến thức mới nhưng hiệu quả làm việc còn chưa cao và vẫn còn những bất cập trong q trình tác nghiệp tính đến thời điểm hiện tại.

Nguyên nhân về nguồn nhân lực thiếu và yếu đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng và khả năng cạnh tranh, cũng như hạn chế việc phát triển phương pháp tín dụng mới, sản phẩm tín dụng mới, hiện đại trong việc mở rộng tín dụng đối với các DN trong KCN của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang trong thời gian qua.

2.4.1.2 về nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn huy động tại chỗ cịn thấp, khơng đáp ứng đủ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng, phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều hoà từ TW, chi phí cao, khó chủ động trong xây dựng kế hoạch cho vay. Thị phần huy động vốn ngày càng bị thu hẹp.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

- Phương thức huy động vốn chưa thực sự thu hút được triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Các sản phẩm huy động vốn tương đối nhiều và rất tiện ích, nhưng

việc triển khai chưa hiệu quả. Cơng tác tiếp thị, quảng cáo, truyền thông quảng bá chưa được chú trọng. Các chính sách chăm sóc khách hàng chưa hiệu quả.

- Bố trí mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch, bàn tiết kiệm còn mỏng, chủ yếu tập trung ở thành phố, chưa mở rộng vào các khu vực khác hoặc ở các KCN, chưa

có các bộ phận riêng phục vụ DN trong KCN. Hiện nay về mạng lưới Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang trên tồn tỉnh, ngồi trụ sở chính mới có 02 phịng giao dịch trực thuộc và 02 quỹ tiết kiệm. Mạng lưới hoạt động còn mỏng đã hạn chế rất lớn khả năng huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang.

- Chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các định chế nhận tiền gửi khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ cũng như hệ thống các ngân hàng thương mại có mặt

ngày càng nhiều trên địa bàn. Đặc biệt là các NHTM cổ phần thường có lãi suất huy

động vốn rất cao.

2.4.1.3 về mặt nghiệp vụ.

a. Chính sách và quy trình tín dụng.

Chưa có chính sách tín dụng dành riêng cho khách hàng có tính chất đặc thù là các DN trong KCN như: chính sách ưu đãi khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách

vay tất cả các thành phần khách hàng, đối tượng đầu tư..., nhưng thiếu kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực, dễ dẫn đến sai lệch trong thẩm định, đề xuất lãnh đạo trong quyết định đầu tư.

Chính sách khách hàng và quy trình tín dụng áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp thì đã có, nhưng chưa xây dựng riêng để áp dụng cho DN trong KCN nên đã hạn chế tính chun nghiệp, chun mơn hóa trong cơng việc.

b. Thẩm định tín dụng:

Một trong những nội dung của thẩm định tín dụng là chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Mặc dù là Ngân hàng ĐT&PT đã xây dựng và áp dụng được hệ thống chấm điểm riêng, nhưng trong đó có hệ thống chỉ tiêu mang tính định lượng nên việc chấm điểm phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng. Điều này làm cho việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng nhiều khi thiếu chuẩn xác và đã loại bỏ những khách hàng tốt.

Một nội dung nữa cũng cần nói đến là xác định lãi suất cho vay. Về nguyên tắc thì đối với ngân hàng lãi suất cho vay phải bù đắp được mọi chi phí và lợi nhuận kỳ vọng, cũng như phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khoản vay và của khách hàng. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng phải cao. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định lãi suất thường được ấn định bằng các quyết định hành chính, mà khơng căn cứ vào hiệu quả và mức độ rủi ro của từng khoản vay. Điều này cũng làm hạn chế tính hấp dẫn của các khoản tín dụng đối với các DN, đặc biệt là các DN tốt.

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 62)

w