Vai trị của tín dụngngân hàng đối với sự hình thành và phát triển của

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 28)

Điều đó giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, có điều kiện đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Điều đó làm cho quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, là cầu nối nền kinh tế các nước với thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.3.2. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với sự hình thành và phát triểncủa của

doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp

Trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước và tăng cường hội nhập với nền kinh tế thế giới, tín dụng ngân hàng đối với các DN trong KCN ngày càng có vai trị quan trọng, thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là một nguồn quan trọng để thúc đẩy sự ra đời và duy

trì hoạt động và phát triển của các DN trong KCN. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một trong những nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các chủ thể kinh tế nói chung và các DN trong KCN nói riêng. Ngay cả ở các nước có nền kinh tế phát triển, dù bản thân các doanh nghiệp có lớn đến đâu, thì vốn vay ngân hàng vẫn là khoản lớn nhất trong cơ cấu vốn của các DN.

ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hoạt động chủ yếu dựa vào: vốn Nhà nước cấp (khi thành lập và cấp bổ sung trong quá trình hoạt động), vốn vay các tổ chức tín dụng (trong đó vốn vay ngân hàng là chủ yếu) và chiếm dụng vốn của các đối tác (tín dụng thương mại).

Đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, do q trình tích tụ và tập trung tư bản mới chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, nguồn vốn chủ sở hữu còn nhiều hạn chế, thị trường chứng khốn cịn kém phát triển, khả năng huy động vốn từ phát hành trái phiếu cơng ty thấp, thì vốn vay từ ngân hàng càng trở nên có ý nghĩa hơn. Xét dưới góc độ cung cấp vốn, vai trị của ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc tài trợ vốn để hình thành nên các doanh nghiệp (thường thơng qua cho vay dài hạn, cho

Tỷ trọng DNKCN vay vốn =

Số DNKCN có quan hệ vay vốn tại NH x 100 ( % ) Tổng số DNKCN trên địa bàn NH hoạt động

Doanh số cho vay = Doanh số cho vay các DNKCN

vay “khởi nghiệp"...), mà còn thể hiện rõ nét trong việc thường xuyên tài trợ, đáp ứng các nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong q trình hoạt động.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ chính cho các DN

trong KCN để thực hiện đầu tư chiều rộng và chiều sâu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và hệ quả của quá trình tồn cầu hố kinh tế, sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt cả về giá, chất lượng, mẫu mã sản phẩm,... Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, cải tiến thiết bị và công nghệ. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp phải huy động được nguồn vốn đủ lớn, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn. Rõ ràng, ở Việt Nam hiện nay chỉ có ngân hàng mới có khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu trên của doanh nghiệp. Ngân hàng đang là nhà cung cấp vốn quan trọng nhất giúp các DN trong KCN thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng có tác động mạnh, thậm chí là định hướng xu hướng

phát triển của các DN trong KCN. Thông qua việc điều chỉnh hạn mức tín dụng, lãi suất và/hoặc các điều kiện vay vốn, ngân hàng có thể mở rộng hay thu hẹp nguồn vốn đầu tư đối với các DN trong KCN hoặc ngành nghề nào đó. Điều này có thể dẫn đến việc tăng hay giảm số lượng DN trong KCN và/hoặc thay đổi cơ cấu DN trong KCN, thay đổi cơ cấu ngành nghề, từ đó góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần tạo ra thị trường "đầu vào" và "đầu ra" của các

DN trong KCN. Vai trị góp phần tạo ra thị trường "đầu vào" thể hiện ở chỗ: thông qua các hoạt động cho vay của mình, ngân hàng có thể thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu vào của các DN trong KCN; đóng vai trị cầu nối cho sự hợp tác giữa DN trong KCN với các nhà cung cấp đầu vào; trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DN trong KCN,... Vai trị góp phần tạo ra thị trường "đầu ra" thể hiện ở chỗ: hỗ trợ vốn giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu; trợ giúp các doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra của các DN trong KCN thêm phát triển; làm cầu nối đưa các DN trong KCN và các doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra xích lại gần nhau, hợp tác với nhau; cho vay tiêu dùng góp phần kích cầu, gia tăng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của các DN trong KCN.

Ngoài ra, xu hướng hiện nay các ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp như một nghiệp vụ riêng lẻ, mà gắn liền với việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác. Đi liền với việc cung cấp vốn, ngân hàng còn thể hiện sự gắn kết của mình đối với các doanh nghiệp thơng qua các hoạt động tư vấn (tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn xuất nhập khẩu,...), hỗ trợ đào tạo và các dịch vụ tài chính khác; góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt đối với các DN trong KCN.

Thứ năm, tín dụng ngân hàng thúc đẩy liên kết giữa các DN trong KCN. Sự

liên kết, hợp tác cùng phát triển của các DN trong KCN là cần thiết để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Thơng qua q trình hoạt động, tín dụng ngân hàng có thể làm cho các mối liên kết này được hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 28)

w