- Thực trạng phát triển DN trong KCN: Tuy vừa đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng,
3.4.5 Kiến nghị với cácDN trong KCN
Việc mở rộng tín dụng có hiệu quả khơng chỉ phụ thuộc vào năng lực của chủ thể cho vay, mà cịn phụ thuộc vào chủ thể đi vay. Do đó, các DN trong KCN cần nâng cao năng lực hấp thụ vốn vay. Khả năng hấp thụ vốn của các DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, 3 yếu tố sau là quan trọng nhất: Vốn tự có, khả năng tạo lợi nhuận và trình độ quản trị. Vốn tự có của DN được bổ sung từ liên doanh, liên kết hoặc từ lợi nhuận, vấn đề quan trọng là khả năng tạo ra lợi nhuận và trình độ quản trị kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp.
Các giải pháp DN trong KCN cần thực hiện:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh của người điều hành doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cán bộ kỹ thuật và chuyên môn
nghiệp vụ, cũng như tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật. Đội ngũ lãnh đạo các
DN cần tự trang bị những kiến thức về quản trị doanh nghiệp hiện đại, ý thức tầm quan trọng của cơng nghệ thơng tin và biết ứng dụng nó vào quản lý DN và tạo lập
văn hoá kinh doanh - chữ tín trong kinh doanh.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng các biện pháp đầu tư chiều sâu và quản lý chất lượng toàn diện, tăng cường hoạt động Marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu, đăng ký chất lượng hàng hoá, thực hiện đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm và dịch vụ của DN. Từ đó, đảm bảo được hiệu quả
trong các dự án kinh doanh của mình và làm cho đồng vốn vay của ngân hàng được
- Tuân thủ và thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê, hạch toán kế toán đầy đủ, kịp thời, kiểm tốn báo cáo tài chính theo định kỳ. Nâng cao chất lượng thơng tin tài chính bằng cách tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động, tổ chức hệ thống kế tốn quản
trị phù hợp với yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Khi các DN thực hiện được
những điều đó sẽ tạo lịng tin cho các ngân hàng và tạo điều kiện tiếp cận với nguồn
vốn tín dụng ngân hàng.
- Thực hiện tốt chính sách pháp luật trong KCN, đặc biệt chú trọng chính sách đối với người lao động: như đảm bảo tiền công, tiền thưởng, nộp các loại bảo hiểm đầy
đủ, tạo niềm tin cho người lao động, giữ chân người lao động, tăng năng suất và hiệu quả lao động, tạo uy tín cho DN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận ở Chương 1, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DN trong KCN của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang ở Chương 2, Chương 3 luận văn đã:
- Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang và định hướng phát triển các KCN và DN trong KCN của tỉnh Bắc Giang.
- Định hướng mở rộng tín dụng đối với DN trong KCN của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang.
KẾT LUẬN
Bắc Giang là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, có các điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lực lượng lao động để phát triển kinh tế toàn diện theo hướng CNH-HĐH. Trong các năm qua, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, tạo cơ chế thơng thống thu hút đầu tư, thực hiện chính sách hỗ trợ, tạo mơi trường tốt cho các khu cơng nghiệp, các doanh nghiệp hình thành và phát triển, nhờ đó nền kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng đáng kể: GDP đạt mức tăng trưởng cao hơn các giai đoạn trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp, tăng nhanh công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại. Tuy nhiên, Bắc Giang vẫn là một tỉnh có GDP bình qn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước. Các khu công nghiệp chưa được lấp đầy, hiệu quả của các DN trong KCN chưa cao, tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp này vào ngân sách tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.
Để xúc tiến hỗ trợ DN trong KCN phát triển cần có nỗ lực từ nhiều phía: Cố gắng từ phía doanh nghiệp, vai trò của ngân hàng trong tạo vốn, đầu tư tín dụng, các chính sách và chương trình hỗ trợ của Chính phủ, của Tỉnh, của các ngành các cấp chính quyền... Đây là vấn đề luận văn đi sâu nghiên cứu, trong đó chú trọng hơn là các giải pháp mở rộng tín dụng đối với DN trong KCN của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang.
Từ những nghiên cứu cơ bản về khu công nghiệp, DN trong KCN ở Việt Nam; vai trị của ngân hàng thương mại trong cơng tác tạo vốn và đầu tư tín dụng; kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong phát triển khu công nghiệp và DN trong KCN, vận dụng vào thực tế nền kinh tế nước ta ; từ phân tích thực trạng đầu tư tín dụng đối với DN trong KCN của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó luận văn đã đưa ra các giải pháp để Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang mở rộng đối với tín dụng đối với các DN trong KCN cũng như đưa ra các kiến nghị với các cấp, các ngành có liên quan trong xúc tiến hỗ trợ phát triển DN trong KCN của tỉnh Bắc Giang phát triển. Toàn bộ nội dung của luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra và cũng là những đóng góp của luận văn cho sự phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Giang cũng như của
các DN trong KCN. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho các DN trong KCN của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay DN trong KCN, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp xúc được với các nguồn vốn của ngân hàng, tạo sự gắn kết giữa ngân hàng với doanh nghiệp, góp phần phát triển Doanh nghiệp, phát triển Ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, tạo nền tảng ban đầu cho nền kinh tế hội nhập với kinh tế thế giới.
Với sự cố gắng của bản thân và từ những kiến thức học được ở nhà trường, sự chịu khó nghiên cứu tìm tịi, tra cứu các tài liệu trong nước và nước ngoài, đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của người hướng dẫn khoa học, học viên đã hoàn thành luận văn cao học, nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được bạn bè đồng nghiệp, các nhà khoa học, và những người quan tâm góp ý để luận văn đạt kết quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn!