- Thực trạng phát triển DN trong KCN: Tuy vừa đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng,
3.3.8 Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ dành cho cácDN trong KCN
- về các loại hình cho vay:
Nhu cầu vay vốn của các DN liên quan đến việc mua nguyên vật liệu để sản xuất, mua hàng hoá dự trữ để kinh doanh, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc và phương tiện vận tải, nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu... Do đó, đối tượng cho vay là tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ.
Để mở rộng hoạt động tín dụng cho DN trong KCN, Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang cần đẩy mạnh việc đưa sản phẩm tín dụng đến tận tay doanh nghiệp ở mọi khâu, mọi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: trong khâu dự trữ sản xuất (cho vay mua vật tư, hàng hóa, mở L/C.), trong khâu phân phối, lưu thông và trong khâu tiêu dùng
Để thực hiện được giải pháp này, Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang cần nghiên cứu thực hiện các biện pháp sau:
Một là: Đẩy mạnh hơn nữa các nghiệp vụ tín dụng đã có, đi kèm với việc cải tiến kỹ
thuật cấp tín dụng, xác định mức cho vay, thời hạn cho vay sao cho sát với chu chuyển tiền tệ của DN, thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn.
Hai là: Bên cạnh các sản phẩm tín dụng đã cung ứng cho các DN trong KCN cần
chú trọng đưa vào thực hiện các sản phẩm tín dụng mới như:
+ Cho vay dựa trên tài sản của DN
Đây là những khoản tín dụng được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, mà các tài sản này dự tính sẽ được chuyển thành tiền trong tương lai, như các khoản phải thu, nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho. Loại cho vay này giúp khắc phục khó khăn về tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp.
Có thể cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị ghi sổ của tài khoản phải thu hoặc trên giá trị hàng tồn kho. Chẳng hạn, ngân hàng có thể cho vay 70% khoản phải thu hoặc có thể cho vay đến 40% thành phẩm tồn kho. Khi thu hồi được các khoản phải thu hoặc bán được hàng, doanh nghiệp sẽ chuyển một phần tiền mặt thu về tới ngân hàng để trả nợ tiền mặt.
Đối với cho vay dựa trên khoản phải thu, ngân hàng có thể áp dụng nghiệp vụ bao thanh tốn. Đây là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho bên bán hàng, thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được
bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng. Để hạn chế bớt rủi ro, trong thời gian đầu thực hiện, chỉ nên áp dụng hình thức bao thanh tốn có quyền truy địi, ngân hàng có quyền địi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng, khi bên mua hàng khơng có khả năng hồn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Ngân hàng cho phép doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp, với một hạn mức nhất định trong khoảng thời gian không quá 12 tháng và không dài hơn hạn mức tín dụng ngắn hạn cịn lại, mà ngân hàng đã cấp cho doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp đã ký hợp đồng hạn mức tín dụng).
Với loại tín dụng này, doanh nghiệp có thể sử dụng cho các mục đích như: Chi phí nguyên vật liệu sản xuất, nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT, trả phí dịch vụ, trả lương nhân viên, thanh tốn tiền hàng cho đại lý, tiền hàng nhập khẩu...
+ Tăng cường hình thức đồng tài trợ: đối với các dự án lớn có thể áp dụng hình thức đồng tài trợ của nhiều tổ chức tín dụng.
Các hình thức cho vay nêu trên, có hình thức đã được Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang áp dụng. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động tín dụng cho DN trong KCN trong thời gian tới thì Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang cần áp dụng một cách sâu rộng hơn. - Về các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng:
Trong xu hướng hiện nay, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, yêu cầu được phục vụ ngày càng tốt hơn. Ngân hàng có hệ thống sản phẩm dịch vụ tốt, uy tín, chất lượng sẽ là yếu tố gắn chặt mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Mỗi một sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mà khách hàng sử dụng như là một mắt xích gắn chặt khách hàng với ngân hàng. Càng nhiều mắt xích, thì mối quan hệ này càng chặt, có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng cần tạo sự liên kết giữa các sản phẩm được cung cấp. Khi các sản phẩm dịch vụ có sự liên kết với nhau, ngân hàng hướng đến việc bán chéo sản phẩm dịch vụ, cung cấp trọn gói bộ sản phẩm tài chính cho khách hàng. Ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay DN, tạo điều kiện cho DN phát triển, đồng thời thu phí ở các dịch vụ khác, hoặc giúp cho việc giám sát các khoản vay được tốt hơn. Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu ổn định,
ngân hàng có thể cho vay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, cộng với thu chênh lệch từ kinh doanh ngoại tệ và thu phí các dịch vụ khác.
Đối với khách hàng là DN trong KCN, không chỉ dừng lại ở việc cho vay mà còn cần cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ khác để vừa tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thực tế thời gian Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang đã chú trọng đến việc cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau. Điều này cần được phát huy trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang cần phát triển nhiều loại hình dịch vụ cao cấp như:
Dịch vụ thẩm định, xây dựng dự án đầu tư:
Hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, trong thời gian tới các nhà đầu tư vào KCN ngày càng nhiều, các DN trong KCN có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến, thay đổi kỹ thuật, công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh, nên nhu cầu xây dựng dự án đầu tư và thẩm định đầu tư trung dài hạn là rất lớn. Nếu ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ này, coi như ngân hàng đã tham gia vào dự án ngay từ đầu, ngân hàng sẽ hiểu doanh nghiệp hơn, qua đó triển khai cho vay có hiệu quả hơn. Để thực hiện được việc này, Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang cần tập trung cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm thẩm định, tuyển thêm cán bộ một số ngành kỹ thuật khác rồi đào tạo thêm nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao năng lực thẩm định, tiến tới xây dựng thành trung tâm thẩm định, xây dựng dự án đầu tư.
Phát triển dịch vụ tài chính phi Ngân hàng.
Cung cấp và chuyển giao thơng tin tài chính, tư vấn tài chính DN, dịch vụ giữ hộ và quản lý tài sản tài chính, mơi giới tiền tệ, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý... Để phát triển được các dịch vụ này, Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang cần đào tạo chuyên sâu về tư vấn, trong đó tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, địi hỏi người tư vấn phải có trình độ cao, am hiểu nhiều lĩnh vực, có năng lực và kinh nghiệm; thu thập dữ liệu thông tin về các ngành kinh tế, thị trường giá cả, các dự báo kinh tế vĩ mô để bán cho khách hàng, nhất là khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm này rất lớn.
Phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân và thanh toán qua Ngân hàng.
Như đã đề cập ở phần giải pháp huy động vốn, với dịch vụ này, ngân hàng giúp doanh nghiệp chi trả lương cho người lao động, giúp họ cất trữ tiền an tồn và có
thể sử dụng các dịch vụ liên kết của ngân hàng: Thanh tốn khơng dùng tiền mặt, chuyển tiền... Ngân hàng thu lợi từ phí dịch vụ và nhất là thu hút lượng tiền lớn nhàn rỗi của người lao động trong khu công nghiệp.