Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 69)

- Thực trạng phát triển DN trong KCN: Tuy vừa đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng,

3.1.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, nằm cách Thủ đơ Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng và cảng nước sau Cái Lân 130km. Phía Bắc và phía Đơng Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, Phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên 3.823 km2, dân số trên 1,6 triệu người, trong đó có khoảng 1 triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm 63% tổng dân số). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến cuối năm 2009 là 30%. Đây là nguồn lực quan trọng và là lợi thế lớn của tỉnh trong phát triển kinh tế nói chung và trong phát triển các KCN nói riêng.

Về giao thơng, Bắc Giang có nhiều tuyến giao thơng quan trọng chạy qua như Quốc lộ 1, đường cao tốc Hạ Long - Nội Bài, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá với các khu vực khác và các nước trên thế giới. Vị trí của tỉnh nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía Bắc với châu thổ sơng Hồng, nên rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 9 huyện, có địa hình trung du, nhiều đồi núi, có đồng bằng xen kẽ, nhưng nhìn chung địa hình khơng bị chia cắt nhiều.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội: Trong những năm qua, cùng với cả nước, Bắc Giang đã nhanh chóng bước vào q trình cải cách, chuyển đổi nền kinh tế, việc xóa bỏ mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường bước đầu có nhiều khởi sắc. Giai đoạn 5 năm 2005-2009 kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 8,6%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước (7,3-7,4%/năm). Thương mại, giao thơng vận tải, bưu chính viễn thơng, tài chính, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm đã

bước đầu phát triển.

Năm 2009 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 6,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp một cách hợp lý. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển từ 43,3% - 22,6% - 34.1% (năm 2005) sang 31,5% - 34% - 34.5% (năm 2009). So với năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 9,8%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,7%, giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 200 triệu USD, tăng 19,2%; thu ngân sách tăng 6.2%.

Bên cạnh những mặt đạt được, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Giang cịn có những mặt hạn chế:

Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng chưa thật sự bền vững, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao. Việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh chưa được nhanh, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp. Cơng nghiệp tuy đã có khởi sắc, song quy mô còn nhỏ, còn thiếu những ngành mũi nhọn, có hàm lượng cơng nghệ kỹ thuật và giá trị kinh tế cao.

Kết cấu hạ tầng phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nhất là ở khu vực nơng thơn, cịn nhiều hạn chế. Tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm. Một số dự án lớn chậm đi vào hoạt động. Các KCN đã được hình thành, nhưng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, quỹ đất chưa khai thác trong các KCN còn nhiều. Việc thu hút đầu tư đã có những chuyển biến tích cực, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Giá trị các sản phẩm nơng nghiệp cịn thấp do sự gắn kết với công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chưa tốt.Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất còn yếu. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng xuất khẩu hàng hoá chưa được chú trọng đúng mức, thiếu sức hấp dẫn.

Mạng lưới kinh doanh thương mại còn hạn chế, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, hoạt động tư vấn kinh doanh còn chậm được đổi mới, hoạt động kém hiệu quả; hoạt động du lịch có tiềm năng, nhưng chưa được khai thác và đầu tư thoả đáng.

Công tác quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực cịn thiếu chặt chẽ, cải cách hành chính tiến hành chậm, cịn mang tính hình thức, thủ tục hành chính ở một số khâu

cịn nhiều phiền hà. Một bộ phận cán bộ công chức yếu về năng lực, quan liêu sách nhiễu dân trong thi hành công vụ đang là những rào cản, ảnh hưởng khơng nhỏ tới tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 69)

w