Các chính sách vĩ mơ của Nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, và do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DN trong KCN nói riêng. Đường lối, chủ trương của Đảng được cụ thể hoá thành các chiến lược, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có tác động chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung, các DN trong KCN nói riêng, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Hoặc ngược lại, khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị khủng hoảng đi xuống, sản xuất và tiêu thụ hàng hố bị ngừng trệ thì việc cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng sẽ bị hạn chế.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thì pháp luật là yếu tố không thể thiếu. Hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất quán, minh bạch và được tuân thủ chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trôi chảy. Trong hoạt động ngân hàng, các quy định pháp luật về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp; về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng; các quy định về mua bán nợ; thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản làm bảo đảm tiền vay; ... có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quan hệ vay vốn giữa các bên. Nếu những yếu tố này
không đầy đủ, không đồng bộ hoặc thiếu nhất quán sẽ tạo ra môi trường kinh doanh khơng ổn định, thậm chí là những kẽ hở cho bọn tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Với những rủi ro như vậy, chắc chắn các ngân hàng sẽ rất cẩn trọng trong cho vay, làm cho khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các chủ thể nói chung và của các DN trong KCN nói riêng trở nên khó khăn hơn.
Q trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của kinh tế nước ta cho thấy việc điều tiết vĩ mô của nhà nước là vô cùng quan trọng. Ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế vừa qua và việc xuất khẩu nơng sản mang tính chất mùa vụ như hiện nay, đã làm cho các DN trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Với chính sách hỗ trợ lãi suất, các chính sách chống suy giảm kinh tế hay chính sách cho vay ưu đãi để thu mua, tích trữ nơng sản xuất khẩu của Chính phủ trong năm 2009 vừa qua đã làm cho các DN nói chung, cũng như các DN trong KCN có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, nâng cao được năng lực tài chính và qua đó cũng làm cho chất lượng tín dụng ngân hàng cao hơn.