Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DN trong KCN

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 77)

- Thực trạng phát triển DN trong KCN: Tuy vừa đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng,

3.3.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DN trong KCN

Mở rộng tín dụng và chất lượng tín dụng là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang xuyên suốt mục tiêu:“ Phát triển, an toàn, bền vững, hiệu quả”. Do đó, những giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả phải là những giải pháp đảm bảo chất lượng tín dụng, đồng thời những giải pháp an tồn tín dụng cũng chính là những giải pháp thúc đẩy tín dụng phát triển lành mạnh. Để làm được điều đó, Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang cần phải thực hiện các giải pháp sau:

3.3.2.1 Mở rộng khách hàng là DN trong KCN

Như đã phân tích ở trên, mặc dù hoạt động tín dụng đối với DN trong KCN của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang là có hiệu quả, nhưng quy mơ và tỷ trọng còn thấp. Số lượng khách hàng là DN trong KCN còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng số DN trong KCN, dư nợ cho vay đối tượng khách hàng này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế, thị phần tín dụng trên địa bàn cũng cịn nhỏ. Trong điều kiện phát triển ngày càng lớn mạnh của các KCN trên địa bàn như hiện nay, thì muốn mở rộng hoạt động tín dụng trong lĩnh vực này trước hết phải mở rộng nền khách hàng bằng các biện pháp sau:

- Chủ động tìm kiếm, tiếp thị khách hàng. Chú ý lựa chọn các khách hàng có khả năng tài chính tốt, khách hàng có tiềm năng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ. Cần thu thập nhiều thơng tin, tìm hiểu kỹ về khách hàng trước khi thực hiện tiếp xúc, tiếp thị. Muốn có được điều này, cần xây dựng mối quan hệ tốt với Sở kế hoạch và

đầu tư và với Ban quản lý các KCN của tỉnh, để có được những thơng tin ban đầu về DN.

- Thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động, đặc biệt là mở ngay phòng giao dịch tại các KCN của tỉnh đã và đang hình thành. Các KCN của tỉnh Bắc Giang được quy hoạch xây dựng tương đối tập trung, vì vậy việc thành lập phịng giao dịch chuyên

phục vụ cho các KCN là cần thiết và tương đối thuận lợi. Có thực hiện được như vậy, thì mới có thể mở rộng được nền khách hàng, làm cơ sở cho việc mở rộng

- Xây dựng mối quan hệ tương tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thông qua việc tổ chức hội nghị khách hàng, hội nghị giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và mời các DN tham dự. Thơng qua đó, DN có thể có được các thơng tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu của họ. Biện pháp này cần được

thực hiện đồng thời với việc mở rộng mạng lưới và thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.

- Tổ chức tốt công tác truyền thông, quảng cáo, nâng cao vị thế hình ảnh và chuẩn hóa các yếu tố cấu thành thương hiệu để khách hàng dễ nhận biết và có thể chủ động tìm đến với ngân hàng.

3.3.2.2 Xây dựng chính sách cho vay DN trong KCN hiệu quả

Xây dựng chính sách cho vay DN trong KCN một cách hiệu quả, là xây dựng văn bản hướng dẫn trên cơ sở cụ thể hoá các quy định về hoạt động cho vay, dẫn đường các hoạt động tín dụng cho DN trong KCN, nhằm mục tiêu cung cấp tối đa các dịch vụ tín dụng ngân hàng theo nguyên tắc đảm bảo lợi nhuận, an toàn và lành mạnh.

Để mở rộng cho vay hiệu quả các DN trong KCN, Ngân hàng ĐT&PT Bắc Giang cần xây dựng chính sách cho vay với các nội dung chủ yếu như: xây dựng mục tiêu, chiến lược hoạt động tín dụng ngân hàng trong KCN, trong đó:

- Thiết lập danh mục cho vay đa dạng với những ngành nghề cần tập trung đầu tư và những ngành nghề cần thận trọng trong đầu tư nhằm quản trị rủi ro chặt chẽ.

- Xác định mức cho vay đáp ứng tối đa nhu cầu vay của doanh nghiệp trong khuôn khổ nguồn vốn của ngân hàng và mức rủi ro có thể chấp nhận được.

- Phương thức cho vay cần đa dạng: ngắn, trung và dài hạn. Bên cạnh các loại cho vay đã có, triển khai các hình thức cho vay mới như: bao thanh tốn, đồng

tài trợ, thấu chi...

- Lãi suất cho vay hợp lý, linh hoạt, có tính cạnh tranh.

- Cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng: bảo lãnh, tư vấn đầu tư, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh, mua bán ngoại tệ.

- Mức độ phân cấp, phân quyền phê duyệt cho vay, thủ tục hồ sơ, thời hạn giải quyết cho vay nhanh chóng, hiệu quả, hấp dẫn các DN KCN.

- Thiết lập hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Để có thể có đủ thơng tin cần thiết cho việc đánh giá khách hàng, cần thiết lập hệ thống thông tin đa dạng:

+ Cần khai thác triệt để các chức năng của chương trình hiện đại hóa đã được áp dụng, mọi biến động nghiệp vụ được cập nhật kịp thời. Xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm, mọi thay đổi đều được cập nhật trực tuyến và nhanh chóng, tất cả các nghiệp vụ đều được dùng chung một hệ thống thông tin khách hàng duy nhất, đảm bảo cho việc xác định khách hàng chính xác, thuận lợi, hỗ trợ tích cực việc phân tích đánh giá khách hàng trong nghiệp vụ tín dụng.

+ Hiện đại hố cơng nghệ thơng tin, khai thác thông tin từ CIC và từ các nguồn cung cấp thông tin khác dựa trên cơng nghệ thơng tin như báo chí điện tử, các giải thưởng, các cuộc thi trong nước và quốc tế...

- Nâng cao trình độ của nhân viên tín dụng.

+ Tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng được đi học tập để nâng cao trình độ kiến thức, có khả năng phân tích đánh giá khách hàng, đánh giá các dự án theo phương án hiện đại, thiết lập một bảng lưu chuyển tiền tệ phù hợp với sự vận động khách quan về dòng tiền của khách hàng.

+ Sử dụng CBTD có trình độ, kinh nghiệm để thực hiện phân tích tín dụng. + Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin từ khách hàng qua phỏng vấn, nâng cao kỹ năng giao tiếp, đánh giá đúng tâm lý và thiện chí trả nợ của người vay.

Một phần của tài liệu 0157 giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 77)

w