Sự hài lòng của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tân bình (Trang 30 - 31)

2.2.3.1 Khái niệm

Sự hài lòng của khách hàng chính là trạng thái/cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ đó (Terrence Levesque và Gordon H.G McDougall, 1996).

Cụ thể hơn, sự hài lòng của khách hàng là sự phản hồi tình cảm, toàn bộ cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận đuợc so với mong đợi trƣớc đó (Oliver, 1999 và Zineldin, 2000). Cũng trên quan điểm này, Kotler (2000) cho rằng sự hài lòng đƣợc xác định trên cơ sở so sánh giữa kết quả nhận đƣợc từ dịch vụ và mong đợi của khách hàng đƣợc xem xét dự trên ba mức độ sau đây:

Không hài lòng: khi mức độ cảm nhận khách hàng nhỏ hơn mong đợi. Hài lòng: khi mức độ cảm nhận của khách hàng bằng mong đợi. Rất hài lòng: khi mức độ cảm nhận của khách hàng lớn hơn mong đợi.

2.2.3.2 Quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

Chất lƣợng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng (Cronin và Taylor, 1992; Yavas et al, 1997). Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lƣợng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó đã bƣớc đầu làm cho khách hàng hài lòng.

Hình 2.2 minh họa nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai yếu tố này, Spreng và Mackoy (1996) cũng chỉ ra rằng chất lƣợng dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng KH.

H nh 2.3: Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng (Spreng và Mackoy, 1996)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tân bình (Trang 30 - 31)