Tiêu chí định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 25)

Với cách phân loại nợ định lượng, thời hạn khoản nợ quá hạn là tiêu chí chủ yếu để phân loại nhóm nợ. Theo Thông tư 02 có cách phân loại cụ thể như sau:

Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày tới 180 ngày hoặc nợ được cơ cấu lại lần đầu. Ngoài ra, còn có thêm các trường hợp định lượng khác: nợ của khách hàng hoặc của bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân không được cấp tín dụng theo quy định; nợ không có TSBĐ được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của TCTD; nợ cấp cho công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát...

Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại; nợ cơ cấu lần 2 hoặc nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng đến 60 ngày vẫn không thu hồi được.

Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ quá hạn lần đầu cơ cấu lại và tiếp tục quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn tái cơ cấu; nợ quá hạn lần hai theo thời hạn cơ cấu; nợ cơ cấu lại lần 3 (kể cả chưa bị quá hạn)

Ngoài ra, còn có căn cứ trích lập dự phòng cũng là cách nhận biết định lượng cho một khoản nợ. Cụ thể, NHNN quy định trích lập dự phòng cụ thể cho các khoản nợ nhóm 3, 4, 5 lần lượt là 20%, 50% và 100% được tính dựa trên chênh lệch giữa khoản vay và giá trị tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)