Phát triển công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 91 - 95)

Cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại và các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu hoạt động quản lý, tổng hợp, phân tích dữ liệu trên nền tảng dữ liệu lớn (big data) sẽ tạo điều kiện cho việc phòng ngừa nợ xấu hiệu quả hơn. Trong chiến lược phát triển của mình, Saigonbank đã rất chú trọng vào mảng này khi đã liên kết với các đối tác nước ngoài để xây dựng các giải pháp tăng cường an ninh thông tin trong hoạt động ngân hàng bằng cách: triển khai máy chủ ghi nhận nhật ký sự kiện quan trọng hệ thống CNTT, xây dựng máy chủ Log tập trung, xây dựng kịch bản thảm họa đối với hệ thống website ngân hàng. Tuy nhiên, các cơ sở hạ tầng trên không phục vụ trực tiếp nhiều cho công tác ngăn ngừa nợ xấu. Để CNTT là một bộ phận đắc lực cho việc phòng, chống nợ xấu, Saigonbank cần thực hiện các biện pháp như sau:

Thứ nhất, kết nối các module trong hệ thống lõi core banking để tiện việc quản

TSBĐ của nhóm khách hàng và cập nhật biến động của khách hàng cần được thiết kế lại sao cho có thể kết nối toàn bộ và trực quan cho nhân viên tín dụng để việc quản lý trở nên đơn giản và hiệu quả.

Thứ hai, tích hợp các module sẵn có với các phân hệ đang được triển khai theo

mô hình QLRR mới, trong đó, đặc biệt chú trọng tới khả năng dự báo và phát hiện sớm các rủi ro của khách hàng khi có dữ liệu đầu vào chính xác. Ngoài ra, các phân hệ cũng cần có sự phân cấp phân quyền tiếp cận nhằm đảm bảo tính quy tắc khi sử dụng giữa nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định, cấp quản lý được độc lập nhau.

Thứ ba, tiến tới chủ động ứng dụng các thành tựu của dữ liệu lớn để áp dụng vào các mô hình QLRR theo chuẩn Basel 2 trên cơ sở hợp tác với các đối tác viết chương trình trên nền tảng có sẵn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng về tình hình quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu, cùng với những định hướng hoạt động kinh doanh và quản lý nợ xấu tại chi nhánh đến năm 2025, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để có thể quản lý nợ xấu tốt hơn. Trong đó, các tác giả đã đưa các các giải pháp đối với chi nhánh Bạc Liêu và các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, phương thức thực hiện nhằm hỗ trợ các NHTM trong đó có Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu an toàn, hiệu quả. Nếu các giải pháp và kiến nghị này được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

KẾT LUẬN

Nợ xấu không còn là chuyện riêng của mỗi ngân hàng mà nó giờ đây là vấn đề của quốc gia. Diễn biến của nợ xấu trong thời gian vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến hệ thống ngân hàng và xa hơn là ảnh hưởng tới cả nền kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy việc phòng ngừa và xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu, đưa nợ xấu về một tỷ lệ được coi là mức chuẩn theo thông lệ quốc tế là một việc làm quan trọng và được ưu tiên trên hết đối với ngành ngân hàng Việt Nam và Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, quản lý nợ xấu có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung, trong đó có Saigonbank. Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017, chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu tại chi nhánh trong thời gian tới từ đó giúp hoạt động tín dụng tại chi nhánh thêm an toàn và hiệu quả. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khái quát lý luận cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại NHTM Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu trong giai đoạn 2014 – 2017, từ đó đi sâu phân tích đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, đề xuất các kiến nghị và giải pháp cần thiết nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh – Hồ Diệu – Lê Thị Hiệp Thương (2011), Nghiệp vụ tín dụng ngân

hàng, Nhà xuất bản Phương Đông

2. Phan Thị Quỳnh Anh (2017), Giải pháp quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương

mại, Tạp chí Tài chính số 12.

3. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê

4. Phan Thị Thu Hà, Phạm Thị Bích Duyên (2016), Bàn thêm về xử lý nợ xấu, Tạp

chí Tài chính Thị trường tiền tệ số 17.

5. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội 6. Lê Thị Mận (2013), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

7. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt

Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

8. Trần Thị Thanh Tú và Trương Thị Hoài Thơ (2016), Xử lý nợ xấu – cách nhìn từ

các nước trong khu vực và hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 5 – 2017.

9. Lê Thị Thuỳ Vân (2017), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề

đặt ra, Tạp chí Tài chính số 6.

10. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017) “Nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học Ngân hàng Tp HCM.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Basel I, II, II

12. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả kinh doanh.

13. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Bạc Liêu, Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng (2014, 2015, 2016, 2017).

14. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Bạc Liêu, Định hướng và chiến lược kinh doanh đến năm 2025.

15. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Bạc Liêu, Định hướng hoạt động tín dụng và quản lý nợ xấu đến năm 2025.

16. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 15/08/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)