Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 51 - 84)

Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu

2.2.1.Tình hình dư nợ và nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu

Giai đoạn 2014 – 2017, tình hình dư nợ và nợ xấu của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu có sự biến động lớn. Đáng chú ý nhất là tình hình nợ xấu diễn biến bất thường, nợ xấu tăng nhanh nhưng dư nợ không tăng.

Biểu đồ 2.1: Dư nợ của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu

Giai đoạn 2014 – 2017 dư nợ tín dụng tại chi nhánh liên tục tăng. Năm 2014, dư nợ đạt 663 tỷ đồng đến năm 2017 chi nhánh phấn đấu đạt 784 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này đạt 6%/năm.

Ø Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu

663 712 778 784 600 620 640 660 680 700 720 740 760 780 800 2014 2015 2016 2017 Dư nợ

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Tổng dư nợ 663 100% 712 100% 778 100% 784 100% Nợ nhóm 1 660 100% 705.9 99% 773 99.3% 768 98% Nợ nhóm 2 1.2 0.2% 3.2 0.4% 2.4 0.3% 6.7 0.9% Nợ nhóm 3 0.5 0.1% 2.1 0.3% 0.7 0.1% 5.1 0.7% Nợ nhóm 4 1.36 0.2% 0.3 0.04% 1.2 0.2% 3.4 0.4% Nợ nhóm 5 0 0.0% 0.52 0.07% 1.0 0.1% 0.5 0.1% Nợ quá hạn (NQH) 3.06 0.5% 6.12 0.9% 5.3 0.7% 15.7 2%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu từ năm 2014 – 2016

Hiện nay các NHTM đang thực hiện phân loại nợ vay theo quy định tại điều 10, 11 Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013, cụ thể nợ vay sẽ được phân vào 5 nhóm nợ: nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 – nợ cần chú ý, nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn. Dư nợ vay được phân vào nhóm nợ càng cao thì rủi ro tín dụng càng tăng, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ vay được xếp từ nhóm 2 trở đi càng cao thì chứng tỏ ngân hàng đó đang có chất lượng tín dụng thấp.

Qua bảng 2.2 cho thấy, nợ nhóm 1 – đủ tiêu chuẩn của chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dư nợ vay và tương đối ổn định trong 3 năm từ 2014 – 2017 lớn hơn 90% tổng dư nợ vay. Tỷ lệ 4 nhóm còn lại trên tổng nợ vay cao nhất là năm 2017 đạt 2%, dưới mức chuẩn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%, điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh được đảm bảo. Đáng chú ý trong 4 nhóm nợ còn lại là nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn, các khoản nợ rất khó có khả năng thu hồi. Từ năm 2014 – 2017, tỷ lệ nợ có khả năng mất vẫn luôn ở mức thấp khoảng 0.1% là do chi nhánh đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ bằng cách bán nợ cho VAMC, đồng thời thu hồi được đáng kể nợ xấu.

Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ, tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng được đánh giá là có chất lượng cao, nó phản ánh sự tăng trưởng quy mô

tín dụng của ngân hàng có lành mạnh hay không. Khi dư nợ tín dụng tăng nhưng khả năng thu hồi nợ không cao hay không thu hồi được nợ, tỷ lệ nợ quá hạn cao thì hoạt động tín dụng không được coi là có chất lượng. Qua bảng 2.2 ta thấy tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu có dấu hiệu tăng dần (từ 0.5% năm 2014 lên 2% năm 2017). Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất vào giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế chung của kinh tế thế giới, đã ảnh hưởng đến dòng tiền hoàn vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư; đối với khách hàng cá nhân kinh doanh vận chuyển không hiệu quả; đầu tư nông nghiệp (trồng lúa, nuôi cá,…) gặp thời tiết không thuận lợi, bị mất mùa, hoặc biến động giảm giá cá xuất khẩu; đầu tư kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng không thu được tiền; kinh doanh bất động sản nhỏ lẻ thời điểm giá bất động sản cao khi giá xuống không bán kịp nên bị lỗ không trả nợ được,... từ đó đã dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, khách hàng bị mất khả năng thanh toán nợ, lãi cho ngân hàng.

ü Chỉ tiêu nợ xấu

Bảng 2.3: Nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 2017 Nhóm 3 0.5 2.1 0.7 5.1 Nhóm 4 1.4 0.3 1.2 3.4 Nhóm 5 0 0.515 1.0 0.5 Tổng nợ xấu 1.9 2.9 2.9 9.0 Tổng dư nợ 663 712 778 784 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0.3% 0.4% 0.4% 1.1%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu

Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh giai đoạn 2014 - 2017 khá thấp nhưng có xu hướng tăng mạnh trong năm 2017. Năm 2014 có nợ xấu là 1.9 tỷ đồng chiếm 0.3% trong tổng dư nợ, sang năm 2015 tăng lên thành 2.9 tỷ đồng, chiếm 0.4%/tổng dư nợ, năm 2017 tăng lên thành 9 tỷ đồng chiếm 1.1% so với tổng dư nợ. Qua số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh khá thấp so với tổng dư nợ, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng hoạt động tín dụng của chi nhánh khá tốt. Phần lớn nợ xấu của ngân

hàng rơi vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn). Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp, nhưng nợ nhóm 3 và nhóm 4 lại có dấu hiệu tăng dần, cho thấy rủi ro tiềm ẩn cao. Nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tốn kém thời gian để xử lý và thu hồi nợ. Vì vậy chi nhánh cần tăng cường quản lý nợ xấu trong thời gian tới.

ü Cơ cấu nợ xấu theo thời gian

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ xấu theo thời gian tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Dư nợ xấu 1.86 2.92 2.90 9.00

Dư nợ xấu ngắn hạn 1.5 2.6 2.52 8.37 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ xấu 80.8% 89% 87% 93% Nợ xấu trung dài hạn 0.4 0.32 0.38 0.6 Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn/Dư nợ xấu 19.2% 11% 13% 7%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 - 2017

Qua bảng 2.4 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh chiếm tỷ lệ luôn cao hơn 80% qua các năm từ 2014 đến 2017, và tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh đã tập trung cấp tín dụng ngắn hạn với tỷ trọng lớn hơn so với tín dụng trung dài hạn. Đây là dấu hiệu tích cực trong cơ cấu tín dụng theo thời hạn của chi nhánh, bởi vì cấp tín dụng trung, dài hạn có mức độ rủi ro cao hơn so với tín dụng ngắn hạn. Do đó, chi nhánh phải dự báo tình hình cân đối nguồn huy động của mình để có những quyết định cấp tín dụng theo cơ cấu kỳ hạn cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Trong thời gian tới chi nhánh nên mở rộng đối tượng khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng trung dài hạn để gia tăng cơ cấu dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ, từ đó giúp gia tăng thêm thu nhập cho chi nhánh.

Bảng 2.5: Cơ cấu nợ xấu theo ngành tại Saigonbank –Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017

Năm 2014 2015 2016 2017

Dư nợ xấu 1.86 2.92 2.9 9.0 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 53% 65% 71% 69.8% Sản xuất, chế biến 6% 5.4% 4.9% 4% Thương mại, dịch vụ 23.1% 18% 12% 12%

Xây dựng 5% 3% 4% 3.8%

Các ngành khác 12.9% 8.6% 8.1% 9.9%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu

Dư nợ xấu của ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ quá hạn theo ngành nghề tại chi nhánh. Trong giai đoạn 2014 – 2017, tỷ lệ này luôn ở mức trên 50%. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy vì chi nhánh Bạc Liêu chủ yếu tập trung cho vay chủ yếu phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dư nợ xấu của ngành sản xuất và chế biến có xu hướng giảm từ 6% năm 2014 giảm xuống còn 4% trong năm 2017. Do khách hàng được cơ cấu lại nợ, khi ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tốt hơn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

ü Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2014 2015 2016 2017

Dư nợ xấu 1.86 2.92 2.9 9

Nợ xấu hộ gia đình, cá nhân 1.4 2.3 2.3 7.1 Tỷ lệ nợ xấu hộ gia đình, cá nhân 76% 78% 80% 79% Nợ xấu DN ngoài quốc doanh 0.4 0.5 0.5 1.4 Tỷ lệ nợ xấu DN ngoài quốc doanh 19% 17% 17% 15% Nợ xấu hợp tác xã 0.09 0.1 0.1 0.5 Tỷ lệ nợ xấu hợp tác xã 4.8% 4.8% 2.8% 5.8%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu

Nhìn vào bảng 2.6 ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng nợ xấu của đối tượng hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 76% năm 2014, tăng lên 79% năm 2017. Tiếp theo là tỷ trọng nợ xấu của nhóm khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh chiếm từ 15% đến 19% tổng dư nợ xấu. Nhóm khách hàng có tỷ lệ nợ xấu nhấp là hợp tác xã với tỷ trọng gần 5%. Như vậy có thể thấy do đối tượng khách hàng vay vốn của chi nhánh chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình nên tỷ trọng nợ xấu của khách hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.

ü Cơ cấu nợ xấu theo hình thức đảm bảo

Bảng 2.7: Cơ cấu nợ xấu của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu theo hình thức đảm bảo

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2014 2015 2016 2017

Dư nợ quá hạn 1.857 2.915 2.9 9

Dư nợ quá hạn có tài sản đảm bảo 1.4 2.01135 2.088 5.85 Tỷ lệ dư nợ quá hạn có TSĐB/Dư nợ quá hạn 76% 69% 72% 65% Dư nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo 0.4 0.9 0.8 3.2 Tỷ lệ NQH không có TSĐB/Dư nợ quá hạn 24% 31% 28% 35%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu

Có thể thấy giai đoạn 2014 – 2017 cơ cấu nợ xấu của chi nhánh theo hình thức đảm bảo tập trung chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo, chiếm tỷ trọng từ 65% trở lên. Đánh chú ý là tỷ lệ nợ xấu có tài sản đảm bảo lại giảm xuống trong giai đoạn này từ 76% năm 2014 xuống còn 65% trong năm 2017. Chính vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần tăng cường tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.

2.2.2.Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu

ü Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu

Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam nói chung và Saigonbank thực thiện quản lý nợ xấu dựa vào các văn bản do NHNN và Chính phủ Việt Nam ban hành.

Giai đoạn 2013-2017 là giai đoạn vượt qua khó khăn của toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Theo đó, những khó khăn của giai đoạn trước là điều kiện để Chính phủ và NHNN mạnh tay hơn trong việc điều chỉnh xử lý nợ xấu tại các NHTM. Cụ thể, chính sách đổi mới về xử lý nợ xấu của NHNN bao gồm: định hướng, chủ trương, chính sách xử lý nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu (công cụ, phương pháp).

Về định hướng, chủ trương, chính sách xử lý nợ xấu, đề án 254, phần A, mục II, Chính phủ chủ trương “không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các TCTD hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho xử lý các vấn đề của TCTD”. Đề án 843 tái khẳng định chủ trương của Chính phủ “Xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm tạo điều kiện cho TCTD mở rộng tín dụng với lãi suất hơp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các TCTD, thị trường tiền tệ. Phấn đấu đến 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu” và Nghị Quyết 42 khẳng định khía cạnh khác “Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu” và “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”.

Về biện pháp xử lý nợ xấu, Chính phủ và NHNN tập trung vào việc thành lập VAMC thông qua các Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 giao cho NHNN quản lý hoạt động của VAMC và Quyết định 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 hiện thực hóa quy trình hoạt động của VAMC. Ngoài ra, NHNN còn tập trung xây dựng quy trình hoạt động của VAMC thông qua các Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 (Thông tư 19) và Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017 sửa đổi cho Thông tư 19. Theo đó, Thông tư 19 quy định các nhiệm vụ chính của VAMC trong việc xử lý nợ xấu bao gồm:

Triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro;

Rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, TSBĐ và các khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp;

Phối hợp với TCTD bán nợ khởi kiện khách hàng không hợp tác trong việc trả nợ, đồng thời phối hợp với cơ quan thi hành án và cơ quan chức năng trong quá trình thu giữ tài sản và thi hành các bản án đã có hiệu lực;

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với TCTD trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, xử lý nợ xấu; hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh,

hoàn thiện các dự án dở dang. Tiếp xúc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia mua, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm;

Triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung ủy quyền của TCTD được ủy quyền, khoản nợ và TSBĐ của khoản nợ đã mua.

Ngoài ra, để theo kịp với sự thay đổi của thị trường, Thông tư 09 đã sửa đổi một nội dung căn bản của Thông tư 19 là mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường. Theo đó, quy định chủ trương và hướng dẫn hạch toán trong các tình huống nợ xấu được xử lý có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn mệnh giá trái phiếu đặc biệt. Như vậy, quy định tại Thông tư 09 tạo khung khổ pháp lý, tạo động lực cho thị trường mua bán nợ được phát triển mạnh hơn, nhằm giải quyết nhanh hơn nợ xấu của các TCTD. Như vậy, đánh giá chung về quy định pháp lý về xử lý nợ xấu tại Việt Nam là khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 51 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)