Nâng cao chất lượng thanh tra giám sát hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 87)

thương mi

Hiện nay, để giám sát hoạt động của các NHTM, NHNN dựa trên các bộ chỉ số định lượng về quản trị vốn, quản trị tài sản, chất lượng tín dụng...theo các quy định đã ban hành. Tuy nhiên, chưa có các giám sát định tính từ xa về đánh giá các khả năng xảy ra tổn thất trong quá trình hoạt động của NHTM, nhất là trong lĩnh vực tín dụng. Do đó để quản lý và giám sát hiệu quả, NHNN cần sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá quy trình QLRR cho hệ thống NHTM. Trong đó, phân loại cho từng nhóm NHTM theo quy mô vốn, theo lịch sử chất lượng tín dụng, theo định hướng rủi ro...Có như vậy, NHNN mới tạo sự minh bạch cho đối tượng được thanh tra giám sát và tạo động lực để các NHTM tự khắc phục các yếu kém, rủi ro trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, NHNN cần thực hiện giám sát tại chỗ thường xuyên công tác QLRR tại các NHTM, đặc biệt là việc trích lập và sử dụng DPRR.

Một vấn đề khác trong công tác thanh tra là chống việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM. Các NHTM nhỏ như Saigonbank thường chịu sự chi phối, dẫn dắt của các NHTM lớn trên thị trường do các yếu tố về thu hút vốn, đầu ra tín dụng của các NHTM lớn có điều kiện triển khai hơn Saigonbank. Đặc biệt các vấn đề khuyến mãi bất hợp lý như dùng khuyến mãi để cộng thêm lãi suất thực chi cho khách hàng, các mối quan hệ với doanh nghiệp/cơ quan nhà nước về khách hàng thẻ, khách hàng tín dụng... Do đó, NHNN cần đẩy mạnh kiểm tra và công khai thông tin tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đáng tin cậy cho các NHTM nhỏ có cơ hội phát triển.

3.3.2.2.Phát trin h tng thông tin tín dng

Thông tin tín dụng, thông tin khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng để thẩm định, xét duyệt cho vay. Thực tế cho thấy, các NHTM khi muốn đánh giá khách hàng phải dựa trên thông tin cứng (khách hàng cung cấp) và thông tin mềm (do NVTD thu thập từ các nguồn khác) nhưng cả hai loại thông tin này có khi không đủ hoàn toàn tin cậy để quyết định tín dụng mà hỏi CIC thì các thông tin của khách hàng cũng được trình bày giản lược, rất khó để tham khảo và sử dụng. Do đó, rất cần NHNN phát triển hạ tầng thông tin hỗ trợ ra quyết định cho các NHTM. Theo đó, NHNN có thể triển khai:

Thứ nhất, nâng cao vai trò của CIC. Hiện tại, vai trò của CIC theo Thông tư 02 đã có nhưng để hỗ trợ nhiều hơn cho các NHTM, CIC cần là cầu nối chia sẻ thông tin giữa NHTM với khách hàng thông qua việc phân tích, xếp loại XHTN, cung cấp các thông tin cảnh báo, dự đoán triển vọng của khách hàng để NHTM ra quyết định cấp tín dụng tốt hơn hiện tại.

Thứ hai, liên kết cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các NHTM. Hiện nay, vì mỗi NHTM có chiến lược kinh doanh và khách hàng khá đặc thù nên mỗi NHTM thường không chia sẻ dữ liệu của khách hàng mình với NHTM khác, điều này làm cho tính minh bạch bị ảnh hưởng rất nhiều, và đôi khi việc phân loại nợ bắt buộc của CIC làm các NHTM không biết nguồn gốc ở đâu. Do đó, cần có một kênh liên lạc trong đó CIC làm trung gian để điều phối và chia sẻ thông tin nhằm mục đích phục vụ hoạt động nghiệp vụ an toàn, hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng quy định chung về đánh giá tín dụng. Một trong những nguyên nhân gây ra nợ xấu không kiểm soát được là do mỗi NHTM có một cách đánh giá riêng về khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới kết quả phân loại, trích lập và DPRR tín dụng. CIC cần nhanh chóng triển khai bộ khung đánh giá chung với khách hàng cá nhân/doanh nghiệp và triển khai cho hệ thống NHTM nhằm mục đích có một tiêu chuẩn chung về phân loại khách hàng, từ đó có cơ sở đánh giá NHTM nào làm việc nghiêm túc, NHTM nào cố tình lách luật gây nợ xấu cho hệ thống.

3.3.2.3.Phi hp vi các Ban/Ngành khác trong vic đẩy mnh x lý tài sn

đảm bo

NHNN cùng với Bộ Tư pháp cần có các Thông tư liên tịch hướng dẫn và đẩy nhanh việc XLNX tại các NHTM, đặc biệt liên quan tới các vấn đề về TSBĐ. Thực tế hiện nay cho thấy khâu xử lý TSBĐ là mất nhiều thời gian nhất trong tổng thời gian XLNX và không NHTM nào muốn đưa khách hàng tới Tòa án. Bên cạnh việc hình thành một thị trường mua bán nợ minh bạch có sự tham gia nhiều của cá nhân, doanh nghiệp khác nhau trong xã hội, thiết nghĩ cần có một cơ chế ưu đãi riêng cho việc xử lý TSBĐ cho hệ thống NHTM. Trong đó, cần nghiên cứu về tính pháp lý của quyền sở hữu khi khách hàng để xảy ra nợ xấu, vấn đề về ủy quyền bắt buộc khi xử lý TSBĐ liên quan nợ xấu, vấn đề đấu giá, thanh lý TSBĐ khi vắng mặt khách hàng... để có những thiết chế hoàn chỉnh hỗ trợ cho hoạt động XLNX của hệ thống các NHTM. Ngoài ra, NHNN cần làm việc với Bộ tài nguyên môi trường trong việc đẩy nhanh việc chia quyền, tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan tới khách hàng thế chấp tại NHTM nhằm làm cho TSBĐ của khách hàng có quyền pháp lý rõ ràng, tiện lợi trong quan hệ tín dụng.

3.3.3.Đối với Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Thương

3.3.3.1.Hoàn thin mô hình qun lý ri ro tín dng

Một mô hình quản lý tín dụng tốt phải đảm bảo tính toàn diện, hài hòa giữa việc kinh doanh sinh lời và QLRR. Một số nhóm giải pháp lớn cần được nghiên cứu và triển khai:

Thứ nhất, Đa dạng hóa danh mục đầu tư theo hướng thận trọng, chặt chẽ và quy định rõ nhiệm vụ của bộ phận liên quan. Muốn vậy, cần có giải pháp cụ thể:

Xây dựng các tiêu chuẩn bắt buộc phải có với từng ngành nghề. Các nhóm khách hàng thuộc nhóm ngành nào khi thẩm định bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Nếu không đáp ứng được thì có thể xem xét trình lên cấp cao hơn để quyết định cấp/từ chối quan hệ tín dụng

Xây dựng đội ngũ chuyên viên tập trung phân tích ngành để các bộ phận kinh doanh, thẩm định nắm bắt thông tin ngành kịp thời để có cơ sở đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Xây dựng cơ chế trao đổi, phản hồi và cập nhật thông tin hiệu quả, đảm bảo liên lạc thương xuyên, kịp thời các thông tin chủ yếu giữa các bộ phận chức năng. Trong đó chú trọng tới cơ chế liên lạc giữa bộ phận kinh doanh và QLRR theo một quy trình mang tính nguyên tắc và phân định rõ thời gian phản hồi, nội dung phản hồi...làm cơ sở để xem xét trách nhiệm liên quan trong từng bước quy trình.

Thứ hai, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận kinh doanh, thẩm định và QLRR đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan trọng quá trình quan hệ tín dụng với khách hàng. Cụ thể,

Bộ phận kinh doanh: tập trung tìm kiếm khách hàng vay vốn, phát triển mạng lưới hoạt động, hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ tín dụng, chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, bộ phận này có thể kiêm luôn nhiệm vụ thực hiện các công việc sau cho vay như: soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng kỳ giao dịch bảo đảm, giải ngân, theo dõi thu hồi nợ, kiểm tra sau cho vay và các phát sinh liên quan đến tài sản bảo đảm.

Bộ phận thẩm định: nhiệm vụ chính là thu thập tất cả thông tin của khách hàng, kiểm chứng thông tin khách hàng cung cấp, kiểm tra chéo thông tin giữa khách hàng và bộ phận kinh doanh, thẩm định và chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ phận QLRR: nhiệm vụ chính là giám sát cấp tín dụng, giám sát giải ngân, đề xuất cơ cấu, gia hạn, các phát sinh khác liên quan tới khoản vay và TSBĐ, giám sát dòng tiền của khách hàng và giám sát tính tuân thủ của NVTD

trong chiến lược Saigonbank đề ra cho giai đoạn sau 2017. Điểm nổi bật của mô hình này là Basel 2 không chỉ yêu cầu QLRR cho từng khoản vay riêng lẻ mà xa hơn là QLRR cho cả danh mục. Bên cạnh đó, khi đáp ứng theo Basel 2, tự bản thân Saigonbank sẽ có cơ hội cải tiến quy trình QLRR hoạt động giúp tối thiểu hóa sai sót, thiệt hại do lỗi của con người, hệ thống CNTT và các ngoại tác, từ đó tác động tích cực hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống.

3.3.3.2.Áp dng phương pháp phân loi n có kh năng cnh báo sm ri ro tín dng ro tín dng

Saigonbank cần hoàn thiện hệ thống QLRR theo chuẩn Basel 2 và bắt kịp với các NHTM lớn khác trên thị trường, Saigonbank phải xây dựng được hệ thống xếp hạng tín nhiệm tiên tiến và ứng dụng được vào công tác quản lý rủi ro. Cụ thể, hệ thống đó phải đảm bảo hai chức năng quan trọng nhất: (i) phân loại khách hàng/khoản vay ở hiện tại và (ii) dự báo được triển vọng của khách hàng/khoản vay trong tương lai. Một hệ thống xếp hạng tín nhiệm tốt theo Basel 2, cần xác định được: xác suất không trả được nợ (PD – Probability of Default); dư nợ dự kiến tại thời điểm không trả được nợ (EAD – Exposure at Default) và tổn thất dự kiến tại thời điểm vỡ nợ (LGD – Loss Given Default).

3.3.3.3.Phát trin công ngh ngân hàng

Cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại và các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu hoạt động quản lý, tổng hợp, phân tích dữ liệu trên nền tảng dữ liệu lớn (big data) sẽ tạo điều kiện cho việc phòng ngừa nợ xấu hiệu quả hơn. Trong chiến lược phát triển của mình, Saigonbank đã rất chú trọng vào mảng này khi đã liên kết với các đối tác nước ngoài để xây dựng các giải pháp tăng cường an ninh thông tin trong hoạt động ngân hàng bằng cách: triển khai máy chủ ghi nhận nhật ký sự kiện quan trọng hệ thống CNTT, xây dựng máy chủ Log tập trung, xây dựng kịch bản thảm họa đối với hệ thống website ngân hàng. Tuy nhiên, các cơ sở hạ tầng trên không phục vụ trực tiếp nhiều cho công tác ngăn ngừa nợ xấu. Để CNTT là một bộ phận đắc lực cho việc phòng, chống nợ xấu, Saigonbank cần thực hiện các biện pháp như sau:

Thứ nhất, kết nối các module trong hệ thống lõi core banking để tiện việc quản

TSBĐ của nhóm khách hàng và cập nhật biến động của khách hàng cần được thiết kế lại sao cho có thể kết nối toàn bộ và trực quan cho nhân viên tín dụng để việc quản lý trở nên đơn giản và hiệu quả.

Thứ hai, tích hợp các module sẵn có với các phân hệ đang được triển khai theo

mô hình QLRR mới, trong đó, đặc biệt chú trọng tới khả năng dự báo và phát hiện sớm các rủi ro của khách hàng khi có dữ liệu đầu vào chính xác. Ngoài ra, các phân hệ cũng cần có sự phân cấp phân quyền tiếp cận nhằm đảm bảo tính quy tắc khi sử dụng giữa nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định, cấp quản lý được độc lập nhau.

Thứ ba, tiến tới chủ động ứng dụng các thành tựu của dữ liệu lớn để áp dụng vào các mô hình QLRR theo chuẩn Basel 2 trên cơ sở hợp tác với các đối tác viết chương trình trên nền tảng có sẵn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng về tình hình quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu, cùng với những định hướng hoạt động kinh doanh và quản lý nợ xấu tại chi nhánh đến năm 2025, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để có thể quản lý nợ xấu tốt hơn. Trong đó, các tác giả đã đưa các các giải pháp đối với chi nhánh Bạc Liêu và các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, phương thức thực hiện nhằm hỗ trợ các NHTM trong đó có Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu an toàn, hiệu quả. Nếu các giải pháp và kiến nghị này được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

KẾT LUẬN

Nợ xấu không còn là chuyện riêng của mỗi ngân hàng mà nó giờ đây là vấn đề của quốc gia. Diễn biến của nợ xấu trong thời gian vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến hệ thống ngân hàng và xa hơn là ảnh hưởng tới cả nền kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy việc phòng ngừa và xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu, đưa nợ xấu về một tỷ lệ được coi là mức chuẩn theo thông lệ quốc tế là một việc làm quan trọng và được ưu tiên trên hết đối với ngành ngân hàng Việt Nam và Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, quản lý nợ xấu có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung, trong đó có Saigonbank. Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017, chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu tại chi nhánh trong thời gian tới từ đó giúp hoạt động tín dụng tại chi nhánh thêm an toàn và hiệu quả. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khái quát lý luận cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại NHTM Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu trong giai đoạn 2014 – 2017, từ đó đi sâu phân tích đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, đề xuất các kiến nghị và giải pháp cần thiết nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh – Hồ Diệu – Lê Thị Hiệp Thương (2011), Nghiệp vụ tín dụng ngân

hàng, Nhà xuất bản Phương Đông

2. Phan Thị Quỳnh Anh (2017), Giải pháp quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương

mại, Tạp chí Tài chính số 12.

3. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê

4. Phan Thị Thu Hà, Phạm Thị Bích Duyên (2016), Bàn thêm về xử lý nợ xấu, Tạp

chí Tài chính Thị trường tiền tệ số 17.

5. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội 6. Lê Thị Mận (2013), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

7. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt

Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

8. Trần Thị Thanh Tú và Trương Thị Hoài Thơ (2016), Xử lý nợ xấu – cách nhìn từ

các nước trong khu vực và hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 5 – 2017.

9. Lê Thị Thuỳ Vân (2017), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề

đặt ra, Tạp chí Tài chính số 6.

10. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017) “Nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học Ngân hàng Tp HCM.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Basel I, II, II

12. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả kinh doanh.

13. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Bạc Liêu, Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng (2014, 2015, 2016, 2017).

14. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương – chi nhánh Bạc Liêu, Định hướng và chiến lược kinh doanh đến năm 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)