Đo lường nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 33 - 34)

Đo lường nợ xấu là việc thu thập số liệu và phân tích, đánh giá để từ đó nhà quản trị đo lường mức độ quan trọng của nợ xấu. Để đánh giá mức độ này các NHTM sẽ tiến hành đo lường, ước lượng xác suất vỡ nợ và tổn thất mà khoản nợ xấu đó gây ra. Trong trường hợp các NHTM ước lượng được xác suất vỡ nợ thì ngân hàng sẽ dùng mô hình đo lường nội bộ để xác định mức độ tổn thất. Ngược lại, nếu ngân hàng không ước lượng được xác suất xảy ra tổn thất thì ngân hàng có thể sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia.

Theo phương pháp đo lường rủi ro định lượng của Basel, các NHTM được chấp thuận sử dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (Internal Rating Based Approach - IRB bao gồm FIRB - xếp hạng nội bộ cơ bản và AIRB - Xếp hạng nội bộ nâng cao). Theo cách tiếp cận IRB, ngân hàng phải xây dựng các công cụ đo lường PD, LGD và EAD để tính toán tổn thất dự kiến và ngoài dự kiến cho mỗi khoản vay. Trong đó PD là xác suất khách hàng không trả được nợ, LGD là tỷ trọng tổn thất ước tính và EAD là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ.

PD được sử dụng để đo lường khả năng khách hàng không trả được nợ trong một khoảng thời gian thường là một năm. Để ước lượng PD trong 1 năm, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu 5 năm về tài chính, phi tài chính và các thông tin mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ của các khách hàng.

LGD là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm các tổn thất về khoản vay mà còn tính đến các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ như lãi đến hạn không trả được, các khoản chi phí hành chính như chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi phí cho dịch vụ pháp lý…

định căn cứ trên dư nợ của khách hàng tại thời điểm đánh giá và cam kết chưa giải ngân của khách hàng.

Trong thời gian qua NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản luật và quy định theo định hướng Basel II nhằm phát triển hệ thống TCTD Việt Nam theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)