Phát triển thị trường mua bán nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 86 - 87)

Mua bán nợ là nghiệp vụ cơ bản giúp NHTM xử lý nợ xấu, suy rộng ra, giúp dòng vốn trong nền kinh tế không tồn đọng quá lâu trong các khoản nợ xấu. Thực tế VAMC và DATC tham gia vào thị trường này là điều hết sức đáng hoan nghênh vì sự nỗ lực của Chính phủ trong việc cùng NHTM xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, để việc xử lý nợ xấu được hiệu quả, thực chất và an toàn, Chính phủ nên nghiên cứu:

Thứ nhất, sửa đổi chính sách mua bán nợ sao cho nâng quyền lợi của NHTM lên trong giao dịch mua bán với VAMC. Bởi vì theo các quy định hiện nay, về cơ bản, NHTM bán nợ cho VAMC là cách kéo dài thời gian để xử lý nợ xấu tối đa 05 năm và không làm giảm đột lợi nhuận khi chỉ phải trích lập 20% giá trị món nợ/năm, còn lại các nghiệp vụ xử lý nợ xấu NHTM vẫn phải tự xử lý. Ngoài ra, nếu không xử lý được thì sau 05 năm trái phiếu đặc biệt phải hoàn trả lại cho VAMC. Như vậy, đây là quan hệ mua bán chưa hoàn chỉnh vì bên bán (NHTM) có thể phải mua lại hàng hóa mà mình đã bán (mặc dù NHTM không muốn mua lại mà muốn bán đứt). Do đó, về hiệu quả thì chưa cao, các NHTM vẫn dè dặt và thay vì bán cho VAMC, họ tự định giá TSBĐ cao hoặc tự cơ cấu khoản nợ để không phải trích lập DPRR. Điều này dẫn tới vai trò của VAMC mờ nhạt và không thực tiễn.

Thứ hai, đa dạng hóa chủ thể tham gia. Về cơ bản, xử lý nợ xấu là việc giải quyết mối quan hệ cung – cầu trên thị trường về một loại hàng hóa đặc biệt. Do đó, nếu đã có bên cung thì Chính phủ cần tạo điều kiện để có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường này nhằm đa dạng hóa nguồn cầu giúp NHTM bán nợ xấu nhanh hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ có thể tính tới phương án nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài để họ tham gia sâu vào quá trình tái cơ cấu, tránh

tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp mua nợ, làm tăng hiệu quả, lợi ích, tính minh bạch và xã hội hóa được nguồn vốn theo đúng chủ trương, chính sách của Nghị Quyết 42.

Thứ ba, tích lũy vốn cho một/một vài doanh nghiệp như DATC, VAMC đủ mạnh để xử lý nợ xấu. Hiện nay, việc xử lý nợ xấu giống với hình thức ký gửi của NHTM với VAMC hơn là mua bán đứt. Một trong những nguyên nhân cơ bản là VAMC không có nguồn vốn đối ứng rất lớn để mua được khối nợ xấu của hệ thống NHTM, nên về cơ bản, nợ xấu không có tiền thật để xử lý mà giống với việc làm “sạch” bảng cân đối kế toán hơn. Do đó, trong thời gian tới Chính phủ nên xem xét một hệ thống pháp lý, cơ chế riêng cho thị trường mua bán nợ. Ngoài ra, để thúc đẩy việc tích vốn cho các công ty thuộc Nhà nước quản lý, cần ưu tiên các chính sách tạo nguồn như miễn thuế thu nhập với giá trị thặng dư mà VAMC tạo ra từ nợ xấu; cho giữ lại toàn bộ tỷ lệ hoa hồng mà VAMC hưởng từ xử lý nợ xấu với các NHTM và quan trọng hơn cho VAMC bán vốn cho các nhà đầu tư để huy động nguồn lực. Chỉ khi nào các bên đều thấy lợi ích lâu dài, rõ ràng của bản thân mình trong quan hệ mua bán nợ thì thị trường này mới phát triển ổn định và bền vững được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)