Bài học kinh nghiệm về quản lý nợ xấu cho Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 41 - 45)

cổ phần Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Bạc Liêu

Như vậy, dựa vào những kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các NHTM tại Mỹ và Hàn Quốc, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và Saigonbank – chi nhánh Bạc Liêu nói riêng. Trong đó, để quản lý nợ xấu, cần có sự tham gia của các bộ phận liên quan ở cả 03 khâu: trước, trong và sau khi giải ngân nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý dứt điểm nợ xấu. Cụ thể, đối với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, Saigonbank – Chi nhánh Bạc Liêu có thể xem xét các biện pháp:

− Chi nhánh cần kiến nghị Hội sở chính xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý nợ xấu tại Saigonbank góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Cần có những quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban có liên quan đến công tác quản lý nợ xấu. Thực hiện tuân thủ tuyệt đối quy trình tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Trong đó, các vấn đề liên quan tới quy trình, tờ trình, thẩm định, tái thẩm định được xây dựng nhằm sàng lọc khách hàng ở khâu đầu tiên, đảm bảo khách hàng được giải ngân là các khách hàng có lịch sử tín dụng tốt. Cần xây dựng các hệ thống chấm

điểm tín dụng với các phân loại khách hàng chi tiết hơn, đồng thời cần có biện pháp tự kiểm tra và kiểm tra chéo thông tin do khách hàng cung cấp nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng thông tin trong công tác thẩm định. Ngoài ra, để thẩm định có chất lượng và khách quan, cần có các bộ phận hỗ trợ cho chuyên viên thẩm định (quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ...) trong việc ra quyết định. Trong quá trình cho vay, cần tăng cường giám sát khách hàng thông qua kiểm tra sử dụng vốn được thực hiện một cách cẩn trọng, thực chất (không phải là qua loa, chiếu lệ cho đủ quy trình) nhằm phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ban đầu và có biện pháp quyết liệt (cảnh báo khách hàng, hủy hợp đồng tín dụng...) nếu phát hiện sai phạm từ phía khách hàng.

− Khi nợ xấu xảy ra, cần có chủ trương, biện pháp quyết liệt nhằm giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tồn đọng vốn như mạnh dạn bán nợ xấu cho VAMC để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời, cần có sự tự lực giải quyết bằng cách đẩy nhanh các thủ tục pháp lý với tòa án, chính quyền nhằm thu hồi nhanh gọn vốn tại các khoản nợ xấu.

− Từ bài học của Hàn Quốc cho thấy, mua bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng và áp lực nợ xấu. Việc tham gia của các thành phần kinh tế có chức năng kinh doanh mua, bán nợ xấu sẽ tận dụng được các nguồn lực xã hội, góp phần cùng AMC đẩy nhanh tốc độ và chất lượng xử lý nợ xấu. Đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ xấu, Hàn Quốc áp dụng rất nhiều biện pháp xử lý nợ xấu từ bán buôn, bán lẻ các khoản nợ xấu cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến phát hành các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản, bán đấu giá các khoản nợ có chủ nợ bị phá sản, bán tài sản thu hồi nợ, đấu thầu quốc tế và tái cấu trúc nợ, chuyển nợ thành vốn góp để tranh thủ trình độ quản lý, điều hành của các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực nước ngoài để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, tái cấu trúc doanh nghiệp.

− Vai trò của Chính phủ và NHNN rất quan trọng trong công tác quản lý nợ xấu. Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo và định hướng cho các NHTM trong quá trình quản lý nợ xấu. Kiến nghị Chính phủ và NHNN cải thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản lý nợ xấu của NHTM, đặc biệt là việc phát

hành một nghị định của chính phủ về thị trường mua bán nợ; đa dạng hoá các phương pháp giải quyết nợ xấu (bao gồm cả chứng khoán hoá NPL); cho phép nhiều đối tượng tham gia thị trường hơn như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, người được ủy thác (đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài), công ty định giá khoản nợ, hiệp hội các nhà đầu tư mua bán nợ; tăng cường khả năng thanh khoản cho thị trường giao dịch nợ thứ cấp; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn để cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. Trong đó, luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý thuyết về quản lý nợ xấu như khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu của NHTM. Ngoài ra, dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia như Mỹ và Hàn Quốc, luận văn cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho công tác quản lý nợ xấu. Mặt khác, lý thuyết phân tích của chương này là tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Saigonbank – CN Bạc Liêu ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)