Nhân tố bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 37 - 38)

Những nhân tố này đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xử lý nhanh và hiệu quả nợ xấu của các NHTM bởi vì không ai khác ngoài chính các NHTM mới biết rõ nguồn lực và thực trạng của mình trong việc quản lý nợ xấu. Một số nhân tố chủ đạo liên quan tới vấn đề này có thể thấy theo các nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, chiến lược, chính sách của NHTM trong việc quản lý nợ xấu. Cần

phải tiếp cận với suy nghĩ nợ xấu là hệ quả tất yếu và không thể tách rời với hoạt động tín dụng. Do đó, cần nhìn nhận nợ xấu theo hướng tích cực hơn, từ đó, các NHTM mới có cái nhìn khách quan để xử lý. Khi có chính sách tốt (thông qua việc điều chỉnh độ mở tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ, phân loại khách hàng cẩn trọng, không giấu nợ xấu, xếp loại đánh giá nhân viên khách quan...) thì tự bản thân hoạt động quản lý nợ xấu sẽ có khung khổ phù hợp nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích của NHTM, ban điều hành, nhân viên và cổ đông.

Thứ hai, nguồn lực để quản lý nợ xấu bao gồm nguồn lực tài chính và nguồn

nhân lực. Để có được nguồn lực tài chính phù hợp trong công tác xử lý nợ, các NHTM cần đánh giá đúng giá trị TSBĐ, trích lập DPRR nghiêm túc, chính sách cổ tức phù hợp... nhằm đảm bảo tính chủ động và toàn diện. Ngoài ra, sự tận dụng các chính sách của cơ quan quản lý cũng tạo được nguồn lực cho chính các NHTM trong công tác quản lý nợ xấu. Cụ thể, các NHTM có thể sử dụng việc bán nợ xấu cho VAMC như là biện pháp giải quyết khủng hoảng nợ xấu tạm thời và có đủ thời gian quản lý nợ xấu triệt để hơn. Hoặc khi Chính phủ cho phép bán nợ xấu theo giá thị trường, đó cũng là lúc các NHTM có thể chủ động lên kế hoạch thanh lý và giảm thiệt hại tối đa cho nguồn vốn đang tồn đọng ở những khoản nợ xấu.

Đối với nguồn nhân lực, các chính sách phân bổ thời gian lao động, áp lực công việc giúp người lao động cảm thấy gắn bó với ngân hàng và tạo động lực thúc đẩy bản thân là những nhân tố chủ chốt giúp họ “kiên nhẫn” hơn trong công tác XLNX. Mặt khác, NHTM cần chủ động trong việc đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao công tác phòng ngừa nợ xấu. Một khi người lao động nhận thấy những rủi ro, tác hại của nợ xấu thì bản thân họ sẽ tự nâng cao ý thức phòng ngừa cho bản thân, đồng nghiệp và ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)