Ban hành các chính sách hỗ trợ hoạt động xử lý nợ tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 85 - 86)

hàng thương mi

Một trong những vướng mắc lớn nhất đối với các NHTM hiện nay là thủ tục thanh lý TSBĐ còn nhiều bất cập. Nếu thông qua khởi kiện, thi hành án thường mất rất nhiều thời gian làm tài sản hư hỏng, giá trị thu hồi không đủ hoàn trả khoản cho khoản nợ ban đầu. Còn nếu NHTM tự ý xử lý thì vi phạm luật dân sự vì về bản chất TSBĐ vẫn thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Những sự mâu thuẫn này làm cho chi phí thu hồi nợ tăng lên và gây tâm lí chán nản cho nhân viên tín dụng quản lý các hồ sơ này.

Về mặt ngắn hạn, Saigonbank đã có những biện pháp thương thảo với khách hàng trong tình huống có rủi ro xảy ra có thể ủy quyền để bán TSBĐ. Tuy nhiên, nếu khách hàng cố tình chây ỳ, không hợp tác thì rất khó để tiến hành thanh lý. Do đó, về mặt dài hạn, Chính phủ cần có biện pháp cải cách luật, kiện toàn hệ thống quy định pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trong khâu xử lý TSBĐ nhằm khơi thông dòng vốn cho cả nền kinh tế được nhanh hơn.

Ngoài ra, cần phân biệt rõ nguyên nhân gây nợ quá hạn để có những biện pháp ứng xử phù hợp. Ví dụ, với những khoản nợ xấu do lỗi chủ quan của NHTM như thẩm định sai, định giá TSBĐ quá cao, QLRR yếu kém thì NHTM phải tự xử lý, ảnh hưởng tới lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, nếu đó là các khoản cho vay có thiệt hại do yếu tố không lường trước được mà theo Berger and DeYoung (1997) là các ngoại tác kém may mắn (bad luck) như thiên tai, lũ lụt, khách hàng gặp sự cố ngoài ý muốn hoặc cho vay các chương trình, ngành nghề mà Chính phủ chỉ định hoặc cần

hỗ trợ từ NHTM cụ thể nào đó...thì nguyên nhân này cần được xem xét là khách quan và có sự linh động về tái cơ cấu, trích lập DPRR để NHTM tránh bị đội chi phí lên hai lần (một lần là do nguyên nhân khách quan làm mất vốn, một lần nữa là do gia tăng chi phí DPRR). Có được chính sách như vậy thì NHTM mới cảm thấy có sự đồng hành của Chính phủ trong hoạt động của mình, từ đó, khuyến khích NHTM tham gia vào các chương trình, mục tiêu chung (xóa đói giảm nghèo nông thôn, tài trợ vốn cho hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp...)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)