Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 84)

3.3.1.Đối với Chính phủ

3.3.1.1. Đảm bo môi trường vĩn định và bn vng

Nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào dòng vốn tín dụng của các NHTM thì sự hoạt động lành mạnh, an toàn của khu vực NHTM đóng góp lớn vào sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam. Theo dự đoán của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia – UBGSTCQG (2017), dự báo năm 2018, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng vào khoảng 18% -19%. Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh, có xu hướng giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn và tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn. Tín dụng tiêu dùng dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao và là mảng hoạt động chiến lược của nhiều ngân hàng trong năm tới. Do đó, phát triển tín dụng về quy mô là điều có thể dự đoán được trong tương lai gần.

Bên cạnh đó, khi Việt Nam đã là thành viên tích cực của các diễn đàn song phương/đa phương, các quan hệ xuất nhập khẩu được mở rộng thì các điều kiện cạnh tranh trong một nền kinh tế mở sẽ khốc liệt hơn, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng nhiều, đặc biệt là quy mô sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn so với thế giới, dẫn tới bất lợi về cạnh tranh, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh khoản của khách hàng. Vì vậy, việc bảo đảm một môi trường vĩ mô ổn định là nhân tố hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp và NHTM. Các nghiên cứu đã dẫn ra trong chương 1 cho thấy môi trường vĩ mô tác động trực tiếp tới nợ xấu của các NHTM trong một quốc gia như thế nào. Bằng chứng là giai đoạn 2010-2012, khi nền kinh tế có những biến động bất lợi, lập tức ảnh hưởng tới nợ xấu của NHTM, trong đó có Saigonbank cho cả giai đoạn 2013-2017.

Từ những lập luận trên có thể thấy, để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững hoạt động của hệ thống NHTM, Chính phủ cần bám sát các mục tiêu đề ra về tăng trưởng GDP, lạm phát, chỉ số sản xuất... Theo Tổng cục thống kê – GSO (2017) dự kiến năm 2018, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã được Quốc hội thông qua bao gồm: GDP tăng 6.5%-6.7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%-8%. Đây là các yếu tố cần thiết để đảm bảo rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, qua đó cải thiện tình hình nợ xấu của khách hàng tại NHKL.

3.3.1.2.Ban hành các chính sách h tr hot động x lý n ti các ngân hàng thương mi hàng thương mi

Một trong những vướng mắc lớn nhất đối với các NHTM hiện nay là thủ tục thanh lý TSBĐ còn nhiều bất cập. Nếu thông qua khởi kiện, thi hành án thường mất rất nhiều thời gian làm tài sản hư hỏng, giá trị thu hồi không đủ hoàn trả khoản cho khoản nợ ban đầu. Còn nếu NHTM tự ý xử lý thì vi phạm luật dân sự vì về bản chất TSBĐ vẫn thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Những sự mâu thuẫn này làm cho chi phí thu hồi nợ tăng lên và gây tâm lí chán nản cho nhân viên tín dụng quản lý các hồ sơ này.

Về mặt ngắn hạn, Saigonbank đã có những biện pháp thương thảo với khách hàng trong tình huống có rủi ro xảy ra có thể ủy quyền để bán TSBĐ. Tuy nhiên, nếu khách hàng cố tình chây ỳ, không hợp tác thì rất khó để tiến hành thanh lý. Do đó, về mặt dài hạn, Chính phủ cần có biện pháp cải cách luật, kiện toàn hệ thống quy định pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trong khâu xử lý TSBĐ nhằm khơi thông dòng vốn cho cả nền kinh tế được nhanh hơn.

Ngoài ra, cần phân biệt rõ nguyên nhân gây nợ quá hạn để có những biện pháp ứng xử phù hợp. Ví dụ, với những khoản nợ xấu do lỗi chủ quan của NHTM như thẩm định sai, định giá TSBĐ quá cao, QLRR yếu kém thì NHTM phải tự xử lý, ảnh hưởng tới lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, nếu đó là các khoản cho vay có thiệt hại do yếu tố không lường trước được mà theo Berger and DeYoung (1997) là các ngoại tác kém may mắn (bad luck) như thiên tai, lũ lụt, khách hàng gặp sự cố ngoài ý muốn hoặc cho vay các chương trình, ngành nghề mà Chính phủ chỉ định hoặc cần

hỗ trợ từ NHTM cụ thể nào đó...thì nguyên nhân này cần được xem xét là khách quan và có sự linh động về tái cơ cấu, trích lập DPRR để NHTM tránh bị đội chi phí lên hai lần (một lần là do nguyên nhân khách quan làm mất vốn, một lần nữa là do gia tăng chi phí DPRR). Có được chính sách như vậy thì NHTM mới cảm thấy có sự đồng hành của Chính phủ trong hoạt động của mình, từ đó, khuyến khích NHTM tham gia vào các chương trình, mục tiêu chung (xóa đói giảm nghèo nông thôn, tài trợ vốn cho hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp...)

3.3.1.3.Phát trin th trường mua bán n

Mua bán nợ là nghiệp vụ cơ bản giúp NHTM xử lý nợ xấu, suy rộng ra, giúp dòng vốn trong nền kinh tế không tồn đọng quá lâu trong các khoản nợ xấu. Thực tế VAMC và DATC tham gia vào thị trường này là điều hết sức đáng hoan nghênh vì sự nỗ lực của Chính phủ trong việc cùng NHTM xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, để việc xử lý nợ xấu được hiệu quả, thực chất và an toàn, Chính phủ nên nghiên cứu:

Thứ nhất, sửa đổi chính sách mua bán nợ sao cho nâng quyền lợi của NHTM lên trong giao dịch mua bán với VAMC. Bởi vì theo các quy định hiện nay, về cơ bản, NHTM bán nợ cho VAMC là cách kéo dài thời gian để xử lý nợ xấu tối đa 05 năm và không làm giảm đột lợi nhuận khi chỉ phải trích lập 20% giá trị món nợ/năm, còn lại các nghiệp vụ xử lý nợ xấu NHTM vẫn phải tự xử lý. Ngoài ra, nếu không xử lý được thì sau 05 năm trái phiếu đặc biệt phải hoàn trả lại cho VAMC. Như vậy, đây là quan hệ mua bán chưa hoàn chỉnh vì bên bán (NHTM) có thể phải mua lại hàng hóa mà mình đã bán (mặc dù NHTM không muốn mua lại mà muốn bán đứt). Do đó, về hiệu quả thì chưa cao, các NHTM vẫn dè dặt và thay vì bán cho VAMC, họ tự định giá TSBĐ cao hoặc tự cơ cấu khoản nợ để không phải trích lập DPRR. Điều này dẫn tới vai trò của VAMC mờ nhạt và không thực tiễn.

Thứ hai, đa dạng hóa chủ thể tham gia. Về cơ bản, xử lý nợ xấu là việc giải quyết mối quan hệ cung – cầu trên thị trường về một loại hàng hóa đặc biệt. Do đó, nếu đã có bên cung thì Chính phủ cần tạo điều kiện để có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường này nhằm đa dạng hóa nguồn cầu giúp NHTM bán nợ xấu nhanh hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ có thể tính tới phương án nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài để họ tham gia sâu vào quá trình tái cơ cấu, tránh

tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp mua nợ, làm tăng hiệu quả, lợi ích, tính minh bạch và xã hội hóa được nguồn vốn theo đúng chủ trương, chính sách của Nghị Quyết 42.

Thứ ba, tích lũy vốn cho một/một vài doanh nghiệp như DATC, VAMC đủ mạnh để xử lý nợ xấu. Hiện nay, việc xử lý nợ xấu giống với hình thức ký gửi của NHTM với VAMC hơn là mua bán đứt. Một trong những nguyên nhân cơ bản là VAMC không có nguồn vốn đối ứng rất lớn để mua được khối nợ xấu của hệ thống NHTM, nên về cơ bản, nợ xấu không có tiền thật để xử lý mà giống với việc làm “sạch” bảng cân đối kế toán hơn. Do đó, trong thời gian tới Chính phủ nên xem xét một hệ thống pháp lý, cơ chế riêng cho thị trường mua bán nợ. Ngoài ra, để thúc đẩy việc tích vốn cho các công ty thuộc Nhà nước quản lý, cần ưu tiên các chính sách tạo nguồn như miễn thuế thu nhập với giá trị thặng dư mà VAMC tạo ra từ nợ xấu; cho giữ lại toàn bộ tỷ lệ hoa hồng mà VAMC hưởng từ xử lý nợ xấu với các NHTM và quan trọng hơn cho VAMC bán vốn cho các nhà đầu tư để huy động nguồn lực. Chỉ khi nào các bên đều thấy lợi ích lâu dài, rõ ràng của bản thân mình trong quan hệ mua bán nợ thì thị trường này mới phát triển ổn định và bền vững được.

3.3.2.Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

3.3.2.1.Nâng cao cht lượng thanh tra giám sát hot động ca ngân hàng thương mi thương mi

Hiện nay, để giám sát hoạt động của các NHTM, NHNN dựa trên các bộ chỉ số định lượng về quản trị vốn, quản trị tài sản, chất lượng tín dụng...theo các quy định đã ban hành. Tuy nhiên, chưa có các giám sát định tính từ xa về đánh giá các khả năng xảy ra tổn thất trong quá trình hoạt động của NHTM, nhất là trong lĩnh vực tín dụng. Do đó để quản lý và giám sát hiệu quả, NHNN cần sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá quy trình QLRR cho hệ thống NHTM. Trong đó, phân loại cho từng nhóm NHTM theo quy mô vốn, theo lịch sử chất lượng tín dụng, theo định hướng rủi ro...Có như vậy, NHNN mới tạo sự minh bạch cho đối tượng được thanh tra giám sát và tạo động lực để các NHTM tự khắc phục các yếu kém, rủi ro trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, NHNN cần thực hiện giám sát tại chỗ thường xuyên công tác QLRR tại các NHTM, đặc biệt là việc trích lập và sử dụng DPRR.

Một vấn đề khác trong công tác thanh tra là chống việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM. Các NHTM nhỏ như Saigonbank thường chịu sự chi phối, dẫn dắt của các NHTM lớn trên thị trường do các yếu tố về thu hút vốn, đầu ra tín dụng của các NHTM lớn có điều kiện triển khai hơn Saigonbank. Đặc biệt các vấn đề khuyến mãi bất hợp lý như dùng khuyến mãi để cộng thêm lãi suất thực chi cho khách hàng, các mối quan hệ với doanh nghiệp/cơ quan nhà nước về khách hàng thẻ, khách hàng tín dụng... Do đó, NHNN cần đẩy mạnh kiểm tra và công khai thông tin tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đáng tin cậy cho các NHTM nhỏ có cơ hội phát triển.

3.3.2.2.Phát trin h tng thông tin tín dng

Thông tin tín dụng, thông tin khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng để thẩm định, xét duyệt cho vay. Thực tế cho thấy, các NHTM khi muốn đánh giá khách hàng phải dựa trên thông tin cứng (khách hàng cung cấp) và thông tin mềm (do NVTD thu thập từ các nguồn khác) nhưng cả hai loại thông tin này có khi không đủ hoàn toàn tin cậy để quyết định tín dụng mà hỏi CIC thì các thông tin của khách hàng cũng được trình bày giản lược, rất khó để tham khảo và sử dụng. Do đó, rất cần NHNN phát triển hạ tầng thông tin hỗ trợ ra quyết định cho các NHTM. Theo đó, NHNN có thể triển khai:

Thứ nhất, nâng cao vai trò của CIC. Hiện tại, vai trò của CIC theo Thông tư 02 đã có nhưng để hỗ trợ nhiều hơn cho các NHTM, CIC cần là cầu nối chia sẻ thông tin giữa NHTM với khách hàng thông qua việc phân tích, xếp loại XHTN, cung cấp các thông tin cảnh báo, dự đoán triển vọng của khách hàng để NHTM ra quyết định cấp tín dụng tốt hơn hiện tại.

Thứ hai, liên kết cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các NHTM. Hiện nay, vì mỗi NHTM có chiến lược kinh doanh và khách hàng khá đặc thù nên mỗi NHTM thường không chia sẻ dữ liệu của khách hàng mình với NHTM khác, điều này làm cho tính minh bạch bị ảnh hưởng rất nhiều, và đôi khi việc phân loại nợ bắt buộc của CIC làm các NHTM không biết nguồn gốc ở đâu. Do đó, cần có một kênh liên lạc trong đó CIC làm trung gian để điều phối và chia sẻ thông tin nhằm mục đích phục vụ hoạt động nghiệp vụ an toàn, hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng quy định chung về đánh giá tín dụng. Một trong những nguyên nhân gây ra nợ xấu không kiểm soát được là do mỗi NHTM có một cách đánh giá riêng về khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới kết quả phân loại, trích lập và DPRR tín dụng. CIC cần nhanh chóng triển khai bộ khung đánh giá chung với khách hàng cá nhân/doanh nghiệp và triển khai cho hệ thống NHTM nhằm mục đích có một tiêu chuẩn chung về phân loại khách hàng, từ đó có cơ sở đánh giá NHTM nào làm việc nghiêm túc, NHTM nào cố tình lách luật gây nợ xấu cho hệ thống.

3.3.2.3.Phi hp vi các Ban/Ngành khác trong vic đẩy mnh x lý tài sn

đảm bo

NHNN cùng với Bộ Tư pháp cần có các Thông tư liên tịch hướng dẫn và đẩy nhanh việc XLNX tại các NHTM, đặc biệt liên quan tới các vấn đề về TSBĐ. Thực tế hiện nay cho thấy khâu xử lý TSBĐ là mất nhiều thời gian nhất trong tổng thời gian XLNX và không NHTM nào muốn đưa khách hàng tới Tòa án. Bên cạnh việc hình thành một thị trường mua bán nợ minh bạch có sự tham gia nhiều của cá nhân, doanh nghiệp khác nhau trong xã hội, thiết nghĩ cần có một cơ chế ưu đãi riêng cho việc xử lý TSBĐ cho hệ thống NHTM. Trong đó, cần nghiên cứu về tính pháp lý của quyền sở hữu khi khách hàng để xảy ra nợ xấu, vấn đề về ủy quyền bắt buộc khi xử lý TSBĐ liên quan nợ xấu, vấn đề đấu giá, thanh lý TSBĐ khi vắng mặt khách hàng... để có những thiết chế hoàn chỉnh hỗ trợ cho hoạt động XLNX của hệ thống các NHTM. Ngoài ra, NHNN cần làm việc với Bộ tài nguyên môi trường trong việc đẩy nhanh việc chia quyền, tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan tới khách hàng thế chấp tại NHTM nhằm làm cho TSBĐ của khách hàng có quyền pháp lý rõ ràng, tiện lợi trong quan hệ tín dụng.

3.3.3.Đối với Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Thương

3.3.3.1.Hoàn thin mô hình qun lý ri ro tín dng

Một mô hình quản lý tín dụng tốt phải đảm bảo tính toàn diện, hài hòa giữa việc kinh doanh sinh lời và QLRR. Một số nhóm giải pháp lớn cần được nghiên cứu và triển khai:

Thứ nhất, Đa dạng hóa danh mục đầu tư theo hướng thận trọng, chặt chẽ và quy định rõ nhiệm vụ của bộ phận liên quan. Muốn vậy, cần có giải pháp cụ thể:

Xây dựng các tiêu chuẩn bắt buộc phải có với từng ngành nghề. Các nhóm khách hàng thuộc nhóm ngành nào khi thẩm định bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Nếu không đáp ứng được thì có thể xem xét trình lên cấp cao hơn để quyết định cấp/từ chối quan hệ tín dụng

Xây dựng đội ngũ chuyên viên tập trung phân tích ngành để các bộ phận kinh doanh, thẩm định nắm bắt thông tin ngành kịp thời để có cơ sở đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Xây dựng cơ chế trao đổi, phản hồi và cập nhật thông tin hiệu quả, đảm bảo liên lạc thương xuyên, kịp thời các thông tin chủ yếu giữa các bộ phận chức năng. Trong đó chú trọng tới cơ chế liên lạc giữa bộ phận kinh doanh và QLRR theo một quy trình mang tính nguyên tắc và phân định rõ thời gian phản hồi, nội dung phản hồi...làm cơ sở để xem xét trách nhiệm liên quan trong từng bước quy trình.

Thứ hai, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận kinh doanh, thẩm định và QLRR đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan trọng quá trình quan hệ tín dụng với khách hàng. Cụ thể,

Bộ phận kinh doanh: tập trung tìm kiếm khách hàng vay vốn, phát triển mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)