Ngăn ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 34 - 35)

Để có thể đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và quản lý nợ xấu, các NHTM luôn ý thức được việc phải ngăn ngừa nợ xấu bằng các biện pháp sau:

Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng: Ở các ngân hàng thương mại hiện đại theo chuẩn mực quốc tế có xu hướng chuyển từ cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng phi tập trung sang xu hướng quản trị tập trung. Theo đó, sẽ hình thành một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất từ Hội đồng quản trị cấp cao có sự tư vấn của ủy ban quản trị rủi ro đến bộ phận quản trị rủi ro trực thuộc Ban điều hành, cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía Ban kỉểm soát của ngân hàng thương mại.

Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, hiện nay, ở hầu hết các ngân hàng thương mại đều chú trọng tách biệt 3 chức năng cơ bản, đó là chức năng kinh doanh (kiến tạo rủi ro), chức năng thẩm định (phê duyệt rủi ro) và chức năng giám sát (quản lý rủi ro). Trong đó, chức năng quản lý rủi ro được thực hiện bởi một bộ phận riêng biệt với tên gọi là Phòng/ bộ phận quản lý rủi ro. Việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro thích hợp sẽ tạo điều kiện để các chính sách quản trị đã ban hành được thực thi một cách hiệu quả hơn.

Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng là một

nội dung trong chính sách tín dụng chung cùa ngân hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ và có thể điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo diễn biến thị trường. Theo đó, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng của ngân hàng do ban lãnh đạo ngân hàng soạn thảo, Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua, phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng và những quy định pháp lý hiện hành.

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh: Ngân

hàng xây dựng hệ thống cảnh báo, chú ý phát hiện dấu hiệu của các khoản vay có khả năng dẫn tới nợ xấu. Dựa vào kinh nghiệm làm việc ngân hàng, có thể nêu ra một số dấu hiệu như: Khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, quan hệ với ngân hàng giảm, khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích.

Xây dựng và thực hiện đúng quy định, quy trình trong quá trình thực hiện thẩm định, cấp tín dụng cho khách hàng. Quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng

phòng ban, cá nhân trong quá trình thẩm định tín dụng để nâng cao tin thần trách nhiệm của các cá nhân có liên quan. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện quy định, quy trình thẩm định tín dụng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn công việc.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng:

Tuyệt đối tuân thủ quy định, quy trình về thực hiện thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra, kiểm soát sau khi cấp tín dụng. Đây là công tác rất quan trọng để quản lý quá trình sử dụng vốn tín dụng của khách hàng, kịp thời phát hiện những dấu hiệu hiệu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng nhằm đưa ra những biện pháp xử lý tín dụng kịp thời, hiệu quả nhất để hạn chế rủi ro ở mức độ cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)