Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 39 - 41)

giới

ü Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Mỹ

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ có nguyên nhân từ việc chứng khoán hoá bất động sản, chứng khoán hoá các khoản nợ. Từ cuối năm 2007 cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ bắt đầu bùng nỗ và nhanh chóng lan sang các nước khác gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế của các quốc gia. Có thể thấy nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại các NHTM ở Mỹ là do:

Chính sách tín dụng dễ dãi: Lúc này các NHTM ở Mỹ dễ dàng cho khách hàng vay ngay cả đối với những khách hàng có hạn mức tín nhiệm thấp.

Sự phát triển của thị trường tài chính của Mỹ quá nhanh so với năng lực giám sát và quản trị rủi ro của các NHTM ở Mỹ. Đặc biệt là sự xuất hiện của nghiệp vụ chứng khoán phái sinh và chứng khoán hoá, trong khi công tác thanh tra, giám sát và quản lý rủi ro của các ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển rất nhanh chóng của các công cụ thị trường tài chính rất tinh vi và phức tạp.

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều ở các NHTM Mỹ. Các NHTM Mỹ có thể sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao có thể lên đến 30 lần ở thời điểm khủng hoảng.

Sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan nhà nước còn lỏng lẻo: Các NHTM vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt thực hiện chính sách tín dụng dễ dãi. Chính vì vậy, rủi ro tiềm ẩn rất cao đối với những khoản tín dụng này.

Trong bối cảnh đó, cách thức quản lý của các ngân hàng Mỹ tập trung vào các giải pháp như: cơ cấu nợ, giảm lãi, gia hạn nợ. Ngoài ra, còn có giải pháp sát nhập ngân hàng đang hoạt động tốt với những ngân hàng đang gặp khó khăn… Thêm vào đó, quá trình quản lý nợ xấu của các NHTM ở Mỹ còn được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ và NHTW bằng các hình thức như: NHTW thực hiện cơ cấu lại các

NHTM và hệ thống tài chính; Tăng cường hệ thống kiểm tra giám sát, từ đó yêu cầu các NHTM đảm bảo các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh… Ngoài ra, Chính phủ cũng quốc hữu hoá các NHTM, mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, mua lại cổ phần chi phối và nắm quyền điều hành.

ü Kinh nghiệm quản nợ xấu của Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 xảy ra thì tới 12/2002, nợ xấu của toàn nền kinh tế (bao gồm khu vực ngân hàng và định chế khác) đã ở mức 5.3%/GDP (He 2006), đòn bẩy tài chính của 300 tập đoàn lớn nhất vượt quá 500%. Trước áp lực đồng nội tệ suy yếu, các khoản vay không cân đối được thời hạn thu nợ và không thể hạ được lãi suất, chính phủ Hàn Quốc đã đẩy nhanh tiến trình lành mạnh hóa, kéo nợ xấu về mức chấp nhận được bằng một loạt các chính sách.

Thứ nhất, chính phủ thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia (Korea Asset Management Corporation – KAMCO). Theo đó, KAMCO được phép phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh thanh toán nhằm mục đích có quỹ để xử lý các khoản nợ xấu (QXLNX) với số vốn lên tới 20.5 tỷ Won. Mục đích của quỹ này là mua lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng và xử lý chúng bằng cách bán lại, hoặc phát hành chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản hoặc hoán đổi nợ thành vốn chủ để tái cấu trúc các công ty đang gặp khó khăn về tài chính.

Sau khi mua lại, KAMCO sẽ bán lại cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế hoặc phát hành chứng khoán được bảo đảm bằng chính các khoản nợ này hoặc cơ quan này sẽ tự cấu trúc lại bằng cách tham gia vào hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và chuyển nhượng lại cổ phần với giá trị cao hơn giá trị mua khi doanh nghiệp đã hồi phục được việc kinh doanh. Kết quả là giai đoạn 1997-2001, tỷ lệ nợ xấu còn lại/tổng dư nợ đã giảm từ 13.3% xuống còn 4.9% (Sohn 2002), cho thấy hiệu quả hoạt động của mô hình KAMCO tại Hàn Quốc là rất rõ.

Thứ hai, chính phủ cho thành lập các dạng công ty chuyên để tái cơ cấu doanh nghiệp. Cách thức tổ chức là cho các pháp nhân tư nhân thành lập thông qua sự thẩm tra của Bộ thương mại, Bộ công nghiệp. Các công ty này sau đó chiếm quyền kiểm soát các doanh nghiệp thông qua hình thức mua lại cổ phần của doanh nghiệp cần tái

cơ cấu đó từ KAMCO. Cách thức hoạt động này vừa giúp giảm tải, khơi thông dòng vốn của KAMCO vừa huy động được nguồn lực xã hội hóa trên cơ sở đề cao cơ hội kiếm lời dù là khoản nợ xấu.

Thứ ba, ban hành các chính sách chặt chẽ khi giải ngân và nới lỏng khi giải quyết nợ xấu. Cụ thể, chính phủ yêu cầu các NHTM phải trích lập dự phòng mất vốn nhiều hơn với các khoản nợ xấu, điều này làm các NHTM tự động phải thẩm định chặt chẽ để tránh tình trạng khoản nợ xấu có thể ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng. Mặt khác, chính phủ cũng có cơ chế thuế đặc biệt để XLNX như: (i) giảm 50% thuế với các khoản thặng dư vốn (tức là chênh lệch giữa giá bán và giá mua nợ của các tổ chức xử lý nợ như KAMCO); (ii) miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán khi các tổ chức như KAMCO đứng ra mua lại cổ phiếu và tiếp quản doanh nghiệp mất khả năng chi trả để tái cấu trúc lại doanh nghiệp đó, sau đó, bán lại cổ phiếu cho bên thứ ba thì giao dịch này được miễn giảm thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)