Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 89 - 91)

Một mô hình quản lý tín dụng tốt phải đảm bảo tính toàn diện, hài hòa giữa việc kinh doanh sinh lời và QLRR. Một số nhóm giải pháp lớn cần được nghiên cứu và triển khai:

Thứ nhất, Đa dạng hóa danh mục đầu tư theo hướng thận trọng, chặt chẽ và quy định rõ nhiệm vụ của bộ phận liên quan. Muốn vậy, cần có giải pháp cụ thể:

Xây dựng các tiêu chuẩn bắt buộc phải có với từng ngành nghề. Các nhóm khách hàng thuộc nhóm ngành nào khi thẩm định bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Nếu không đáp ứng được thì có thể xem xét trình lên cấp cao hơn để quyết định cấp/từ chối quan hệ tín dụng

Xây dựng đội ngũ chuyên viên tập trung phân tích ngành để các bộ phận kinh doanh, thẩm định nắm bắt thông tin ngành kịp thời để có cơ sở đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Xây dựng cơ chế trao đổi, phản hồi và cập nhật thông tin hiệu quả, đảm bảo liên lạc thương xuyên, kịp thời các thông tin chủ yếu giữa các bộ phận chức năng. Trong đó chú trọng tới cơ chế liên lạc giữa bộ phận kinh doanh và QLRR theo một quy trình mang tính nguyên tắc và phân định rõ thời gian phản hồi, nội dung phản hồi...làm cơ sở để xem xét trách nhiệm liên quan trong từng bước quy trình.

Thứ hai, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận kinh doanh, thẩm định và QLRR đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan trọng quá trình quan hệ tín dụng với khách hàng. Cụ thể,

Bộ phận kinh doanh: tập trung tìm kiếm khách hàng vay vốn, phát triển mạng lưới hoạt động, hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ tín dụng, chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, bộ phận này có thể kiêm luôn nhiệm vụ thực hiện các công việc sau cho vay như: soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng kỳ giao dịch bảo đảm, giải ngân, theo dõi thu hồi nợ, kiểm tra sau cho vay và các phát sinh liên quan đến tài sản bảo đảm.

Bộ phận thẩm định: nhiệm vụ chính là thu thập tất cả thông tin của khách hàng, kiểm chứng thông tin khách hàng cung cấp, kiểm tra chéo thông tin giữa khách hàng và bộ phận kinh doanh, thẩm định và chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ phận QLRR: nhiệm vụ chính là giám sát cấp tín dụng, giám sát giải ngân, đề xuất cơ cấu, gia hạn, các phát sinh khác liên quan tới khoản vay và TSBĐ, giám sát dòng tiền của khách hàng và giám sát tính tuân thủ của NVTD

trong chiến lược Saigonbank đề ra cho giai đoạn sau 2017. Điểm nổi bật của mô hình này là Basel 2 không chỉ yêu cầu QLRR cho từng khoản vay riêng lẻ mà xa hơn là QLRR cho cả danh mục. Bên cạnh đó, khi đáp ứng theo Basel 2, tự bản thân Saigonbank sẽ có cơ hội cải tiến quy trình QLRR hoạt động giúp tối thiểu hóa sai sót, thiệt hại do lỗi của con người, hệ thống CNTT và các ngoại tác, từ đó tác động tích cực hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)