Xây dựng và hoàn thiện các công cụ hỗ trợ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77 - 78)

Việc xây dựng các công cụ hỗ trợ hoạt động tín dụng trƣớc hết là phải hoàn thiện và chính thức đƣa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng cá nhân nhƣ là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình thẩm định xét duyệt tín dụng. Theo đó, công cụ này cần đánh giá khách hàng một cách đúng đắn, khoa học, dựa trên các thông tin về nhân thân (độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng nhân khẩu…), thông tin về tài chính (mức lƣơng, thu nhập, thâm niên công tác, chức vụ đang nắm giữ, tình trạng sở hữu tài sản, tham gia bảo hiểm…), thông tin về khoản cấp tín dụng (số tiền phải trả trong kỳ, thời hạn vay, tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo, tỷ lệ vốn tự có…), thông tin về quan hệ với ngân hàng (mức độ sử dụng các sản phẩm dịch vụ, thời gian đã thiết lập quan hệ, dƣ nợ vay và lịch sử tín dụng tại các tổ chức tín dụng khác…), từ đó thực hiện phân nhóm khách hàng và đƣa ra các chính sách về giá, phí, quyết định chấp thuận/từ chối tín dụng thích hợp.

Phát triển chƣơng trình tính toán tổng hòa lợi ích của khách hàng để xác định khả năng tối đa hóa NIM tín dụng, làm cơ sở để ban lãnh đạo các chi nhánh phê duyệt chính sách lãi suất cho vay đối với từng nhóm khách hàng cụ thể.

Bên cạnh đó, BIDV cần tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện bộ công cụ hỗ trợ soạn thảo hồ sơ tín dụng theo đó sau khi khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng vay, chƣơng trình sẽ giúp cán bộ tín dụng nhanh chóng tải về các hợp đồng, mẫu biểu cần thiết theo các bộ mẫu cập nhật mới nhất của ngân hàng (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp…), qua đó một mặt giúp tiết kiệm thời gian, sức lực cho nhân viên, một mặt giúp ngân hàng loại bỏ những lỗi kỹ thuật không đáng có trong quá trình hoàn thiện hồ sơ vay của cán bộ tín dụng.

Ngoài ra, BIDV nên xem xét đƣa vào sử dụng công cụ quản lý văn bản chế độ tiên tiến vì thực tế hiện nay ngân hàng đã ban hành rất nhiều công văn, quy định có liên quan đến các sản phẩm, quy trình tín dụng, những quy định này đôi khi chồng lấn lên nhau, quy định sau phủ định, thay đổi sửa chữa một số điều của quy định trƣớc khiến cho nhân viên ngân hàng không thể đảm bảo việc thực hiện đúng công việc nếu nhƣ chƣa đọc qua toàn bộ các văn bản chế độ có liên quan. Việc đƣa vào một công cụ quản lý công văn, trong đó có trích dẫn rõ những công văn có liên quan, những công văn hết hạn, những quy định đã bị thay đổi sẽ giúp cán bộ tín dụng đảm bảo đƣợc chất lƣợng công việc, tránh các rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)