Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ và tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dƣ nợ
Nợ quá hạn và nợ xấu là 2 chỉ số cơ bản và mang tính truyền thống để đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Theo đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng vay đã không thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo các cam kết trên hợp đồng tín dụng với ngân hàng khi đến hạn trả nợ.
Nợ xấu: theo quy định tại thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN thì nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phân loại theo phƣơng pháp định lƣợng và định tính nhƣ sau:
Phƣơng pháp định lƣợng:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc; Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
Phƣơng pháp định tính:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Các cam kết ngoại bảng đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Các cam kết ngoại bảng đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhƣng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.
Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.
Trong đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ và tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dƣ nợ càng cao cho thấy chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng thấp và ngƣợc lại.
Việc sử dụng các chỉ tiêu này trong quản lý tín dụng có ƣu điểm là đơn giản, dễ tính toán tuy nhiên các chỉ tiêu này sử dụng bộ dữ liệu trong quá khứ và do đó khó có khả năng dự tính mức độ rủi ro xảy ra trong tƣơng lai đối với ngân hàng.
Tỷ lệ Nợ có khả năng tổn thất/Tổng nợ xấu
Đây chính là tỷ lệ nợ nhóm 5/Tổng dƣ nợ nhóm 3,4,5. Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp nhất tình trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng vì với nợ nhóm 5 thì khả năng mất vốn của ngân hàng gần nhƣ là chắc chắn và ngân hàng buộc phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro 100%.
Tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ này phản ánh khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng từ quỹ dự phòng. Thông thƣờng tỷ lệ này lớn hơn 100% và chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy sự an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ Nợ không có tài sản đảm bảo/Tổng dƣ nợ
Tài sản đảm bảo về mặt lý thuyết thuộc nhóm điều kiện đủ khi ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay của nƣớc ta môi trƣờng pháp lý về kế toán, kiểm toán tài chính chƣa hoàn thiện, tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp chƣa đủ tin cậy vì thế tài sản đảm bảo vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong cho vay. Do đó, những khoản nợ không có tài sản đảm bảo luôn đƣợc xem là tiềm ẩn rủi ro cao.
Hệ số rủi ro tín dụng
Đây là chỉ tiêu phản ánh có bao nhiêu đơn vị dƣ nợ vay trên 1 đơn vị tài sản có của ngân hàng. Trong đó, tài sản có ở đây bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá, bao thanh toán, tiền gửi, các khoản đầu tƣ, hiện vật của ngân hàng….
Hệ số này càng cao cho thấy khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có của ngân hàng chiếm tỷ trọng càng lớn và qua đó lợi nhuận mang lại (về lý thuyết) càng lớn nhƣng đi kèm là rủi ro tín dụng sẽ tăng cao.
Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi đƣợc từ các khoản đã cho vay; Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân trong 1 thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ vay của ngân hàng.
Lãi treo hay còn gọi là lãi quá hạn là tiền lãi vay phát sinh theo hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay đã không thanh toán đƣợc cho ngân hàng khi đến hạn. Chỉ số lãi treo càng cao cho thấy nguy cơ xuất hiện rủi ro tín dụng càng gia tăng đối với ngân hàng.
Cơ cấu nợ theo ngành nghề
Dƣ nợ tập trung quá nhiều vào 1 khách hàng, 1 lĩnh vực, ngành nghề kinh tế sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, sự đa dạng trong danh mục cấp tín dụng cộng với việc đặt ra các chỉ số giới hạn cần thiết theo lĩnh vực kinh doanh, đối tƣợng khách hàng… cũng là yếu tố quan trọng để kiểm soát chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.