Nhận dạng rủi ro tín dụng là một quá trình mang tính hệ thống, toàn diện để theo dõi, nghiên cứu, thống kê rủi ro, phát hiện, cảnh báo các dấu hiệu rủi ro tín dụng từ đó giúp ngân hàng có giải pháp xử lý vấn đề một cách hiệu quả nhất, giảm đến mức thấp nhất những tổn thất có khả năng xảy ra.
Nhận dạng rủi ro là bƣớc đầu tiên trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, tập trung trên 2 giác độ chính là phân tích danh mục cấp tín dụng của ngân hàng và phân tích khách hàng.
Các phƣơng pháp nhận dạng rủi ro chính thƣờng đƣợc sử dụng hiện nay nhƣ: sử dụng bảng câu hỏi, phân tích báo cáo tài chính, sử dụng lƣu đồ, nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ, thanh tra/nghiên cứu hiện trƣờng tại chỗ…
1.3.2.2 Đo lường rủi ro
Đo lƣờng rủi ro tín dụng hay lƣợng hóa rủi ro tín dụng là việc tính toán, xác định mức độ, quy mô, xác suất xảy ra rủi ro cũng nhƣ mức độ tổn thất của rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang phải đối mặt, từ đó xác định tác động ngắn hạn và dài hạn của rủi ro đó đối với vốn và lợi nhuận của ngân hàng. Đo lƣờng rủi ro tín dụng là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản trị kinh doanh của ngân hàng hiện đại cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc về hoạt động ngân hàng.
Đo lƣờng rủi ro đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp, mô hình khác nhau về định lƣợng lẫn định tính nhƣ mô hình 6C, mô hình 5P, mô hình điểm số Z, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình xếp hạng tín dụng của Standard and Poor‟s hoặc của Moody‟s, mô hình CreditMetrics, mô hình KMV…
1.3.2.3 Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc, chƣơng trình hành động… để đánh giá, quản lý hoạt động tín dụng nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hƣởng không mong đợi từ hoạt động tín dụng có thể đến với ngân hàng.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng cụ thể mà các ngân hàng hiện nay đang áp dụng phổ biến nhƣ: thực hiện phân tán danh mục lĩnh vực cấp tín dụng, cho vay đồng tài trợ, thẩm định tốt khách hàng và năng lực trả nợ, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, tham gia bảo hiểm tiền vay, ngƣời vay, kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay, các nhóm đối tƣợng vay vốn, theo dõi thƣờng xuyên đối với những khoản cho vay có vấn đề…
1.3.2.4 Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro là công việc mà các ngân hàng xây dựng, phát triển các quỹ, nguồn vốn, phƣơng tiện để khắc phục rủi ro khi xảy ra, giảm thiểu các tổn thất hoặc để gia tăng các giá trị tích cực. Việc tài trợ rủi ro tín dụng đƣợc các ngân hàng tại Việt Nam thực hiện bằng các biện pháp phổ biến nhƣ: trích lập các quỹ dự phòng rủi ro (dự phòng chung, dự phòng cụ thể), mua bảo hiểm cho các khoản vay (bảo hiểm tài sản đảm bảo, bảo hiểm ngƣời vay vốn), sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng (hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap - CDS), hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Default Option), hợp đồng trao đổi tổng số thu nhập (Total Return Swap), trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit Linked Note)).
1.3.3 Các chỉ tiêu đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng
Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ và tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dƣ nợ
Nợ quá hạn và nợ xấu là 2 chỉ số cơ bản và mang tính truyền thống để đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Theo đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng vay đã không thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo các cam kết trên hợp đồng tín dụng với ngân hàng khi đến hạn trả nợ.
Nợ xấu: theo quy định tại thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN thì nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phân loại theo phƣơng pháp định lƣợng và định tính nhƣ sau:
Phƣơng pháp định lƣợng:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc; Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
Phƣơng pháp định tính:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Các cam kết ngoại bảng đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Các cam kết ngoại bảng đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhƣng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.
Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.
Trong đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ và tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dƣ nợ càng cao cho thấy chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng thấp và ngƣợc lại.
Việc sử dụng các chỉ tiêu này trong quản lý tín dụng có ƣu điểm là đơn giản, dễ tính toán tuy nhiên các chỉ tiêu này sử dụng bộ dữ liệu trong quá khứ và do đó khó có khả năng dự tính mức độ rủi ro xảy ra trong tƣơng lai đối với ngân hàng.
Tỷ lệ Nợ có khả năng tổn thất/Tổng nợ xấu
Đây chính là tỷ lệ nợ nhóm 5/Tổng dƣ nợ nhóm 3,4,5. Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp nhất tình trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng vì với nợ nhóm 5 thì khả năng mất vốn của ngân hàng gần nhƣ là chắc chắn và ngân hàng buộc phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro 100%.
Tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ này phản ánh khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng từ quỹ dự phòng. Thông thƣờng tỷ lệ này lớn hơn 100% và chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy sự an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ Nợ không có tài sản đảm bảo/Tổng dƣ nợ
Tài sản đảm bảo về mặt lý thuyết thuộc nhóm điều kiện đủ khi ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay của nƣớc ta môi trƣờng pháp lý về kế toán, kiểm toán tài chính chƣa hoàn thiện, tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp chƣa đủ tin cậy vì thế tài sản đảm bảo vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong cho vay. Do đó, những khoản nợ không có tài sản đảm bảo luôn đƣợc xem là tiềm ẩn rủi ro cao.
Hệ số rủi ro tín dụng
Đây là chỉ tiêu phản ánh có bao nhiêu đơn vị dƣ nợ vay trên 1 đơn vị tài sản có của ngân hàng. Trong đó, tài sản có ở đây bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá, bao thanh toán, tiền gửi, các khoản đầu tƣ, hiện vật của ngân hàng….
Hệ số này càng cao cho thấy khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có của ngân hàng chiếm tỷ trọng càng lớn và qua đó lợi nhuận mang lại (về lý thuyết) càng lớn nhƣng đi kèm là rủi ro tín dụng sẽ tăng cao.
Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi đƣợc từ các khoản đã cho vay; Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân trong 1 thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ vay của ngân hàng.
Lãi treo hay còn gọi là lãi quá hạn là tiền lãi vay phát sinh theo hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay đã không thanh toán đƣợc cho ngân hàng khi đến hạn. Chỉ số lãi treo càng cao cho thấy nguy cơ xuất hiện rủi ro tín dụng càng gia tăng đối với ngân hàng.
Cơ cấu nợ theo ngành nghề
Dƣ nợ tập trung quá nhiều vào 1 khách hàng, 1 lĩnh vực, ngành nghề kinh tế sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, sự đa dạng trong danh mục cấp tín dụng cộng với việc đặt ra các chỉ số giới hạn cần thiết theo lĩnh vực kinh doanh, đối tƣợng khách hàng… cũng là yếu tố quan trọng để kiểm soát chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.
1.3.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
Theo Lê Thị Huyền Diệu (2010): Mô hình quản trị rủi ro tín dụng là hệ thống tổ chức quản lý, đo lƣờng và kiểm soát rủi ro tín dụng một cách đầy đủ, toàn diện trong hoạt động ngân hàng. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp, quy mô tổ chức hoạt động, khả năng chấp nhận rủi ro lẫn định hƣớng phát triển tổng thể của từng ngân hàng.
Việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro đòi hỏi các ngân hàng phải giải quyết các vấn đề cơ bản về phƣơng thức hoạt động (tập trung hay phân tán), cách thức đo lƣờng rủi ro (định tính hay định lƣợng), hệ thống kiểm soát rủi ro (kiểm soát đơn hay kiểm soát kép). Về phƣơng thức hoạt động tồn tại 2 mô hình phổ biến là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.
1.3.4.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, cụ thể:
Tại Hội sở chính: thực hiện tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng. Tại chi nhánh: tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng, chức năng phân tích tín dụng và chức năng tác nghiệp. Sự tách biệt này nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy đƣợc kỹ năng chuyên môn hóa của cán bộ tín dụng.
Điểm mạnh:
Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng.
Thiết lập và duy trì môi trƣờng quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lƣờng giám sát rủi ro.
Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.
Điểm yếu:
Việc triển khai mô hình cần nhiều công sức và thời gian.
Cần phải đào tạo, bồi dƣỡng thêm cho cán bộ tín dụng với từng vị trí chuyên môn cụ thể.
1.3.4.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Ngƣợc lại với mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, mô hình này chƣa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, quyền quyết định tín dụng dàn đều ở cấp cơ sở.
Điểm mạnh:
Gọn nhẹ.
Cơ cấu tổ chức đơn giản.
Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ hoặc ngân hàng có nhiều chi nhánh phụ thuộc.
Điểm yếu:
Thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lƣợng tác nghiệp không cao.
Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phƣơng thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng nên chiến lƣợc của nhà quản trị không thể bám sát với tình hình thực tiễn.
1.3.4.3 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng dưới góc độ tổng thể
Trên cơ sở phƣơng thức tổ chức hoạt động tập trung hoặc phân tán nhƣ trên, các dạng mô hình tổng thể mà ngân hàng đang áp dụng bao gồm:
Mô hình quản trị rủi ro dạng kết hợp 1:
Ngân hàng sử dụng phƣơng thức hoạt động quản trị rủi ro tập trung, cách thức đo lƣờng rủi ro định lƣợng và hình thức kiểm soát kép. Đây là mô hình đƣợc áp dụng tại các nƣớc phát triển với nền kinh tế lành mạnh, chế độ thông tin kế toán, kiểm toán công khai, minh bạch và nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại.
Mô hình quản trị rủi ro dạng kết hợp 2:
Ngân hàng sử dụng phƣơng thức hoạt động quản trị rủi ro phân tán, cách thức đo lƣờng rủi ro định tính và hình thức kiểm soát đơn. Đây là mô hình hoạt động sơ khai nhất của quản trị rủi ro tín dụng và thƣờng đƣợc sử dụng tại các quốc gia đang phát triển.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng dạng chuyển đổi:
Là mô hình kết hợp các cấu phần của mô hình dạng 1 và dạng 2, thƣờng đƣợc áp dụng tại các quốc gia đang phát triển mà trong đó các ngân hàng đang có những nỗ lực mạnh mẽ để cải tiến mô hình quản trị rủi ro tiến lên áp dụng hoàn toàn mô hình dạng 1.