Ngân hàng BIDV xác định nguồn lực con ngƣời là một nguồn lực chính cho việc phát triển hoạt động kinh doanh do đó trong những năm gần đây BIDV luôn tập trung tuyển dụng đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, giàu nhiệt huyết, có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp tốt vào làm việc trong ngân hàng. Tuy vậy đội ngũ nhân sự của ngân hàng mà đặc
biệt ở đây là lực lƣợng cán bộ tín dụng còn bộc lộ những hạn chế nhất định: thứ nhất là cán bộ trẻ nên còn non kém về kinh nghiệm công việc, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn chƣa cao và thứ hai là trình độ chuyên môn của cán bộ chƣa đồng đều nên còn gặp hạn chế trong công tác thẩm định khách hàng.
Xét trên khía cạnh năng lực chuyên môn chƣa đảm bảo, cán bộ tín dụng của BIDV gặp các lỗi về thiếu tham gia tự đào tạo, rèn luyện kiến thức nghiệp vụ, chƣa chủ động cập nhật các văn bản chế độ mới ban hành do đó không nắm bắt đầy đủ các quy trình cho vay dẫn đến việc thẩm định, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, nặng tính chủ quan, cho vay không đúng quy định, quản lý khoản vay sau khi giải ngân bị bỏ qua hoặc mang tính hình thức, quy trình làm việc chƣa khoa học, thiếu sót hồ sơ cần thiết… dẫn đến chất lƣợng tín dụng thấp, rủi ro cao.
Xét trên khía cạnh phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, một trong các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ đó là việc cán bộ tín dụng phối hợp với khách hàng làm hồ sơ khống, nâng cao phƣơng án vay quá nhu cầu thực tế, cố ý làm trái các quy định cho vay của ngân hàng nhằm trục lợi cá nhân.
Đứng trƣớc các thách thức này, trƣờng đào tạo cán bộ BIDV đã thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của ngân hàng tuy nhiên hiệu quả chƣa cao do quy mô tổ chức của trƣờng nhỏ bé, các khóa đào tạo chƣa tập hợp đƣợc đông đủ cán bộ nhân viên, thời gian đào tạo ngắn trong bối cảnh khối lƣợng thông tin cần truyền tải nhiều, việc đào tạo – thi cử trực tuyến gặp hạn chế về mặt thời gian tác nghiệp và ý thức tự học của cán bộ…
2.3.3.4 Ngân hàng chưa tách bạch giữa chức năng kinh doanh với thẩm định tín dụng
Việc ngân hàng chƣa hoàn toàn tách bạch chức năng kinh doanh với chức năng thẩm định tín dụng đƣợc thể hiện rõ nét trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Trong quy trình cấp tín dụng bán lẻ BIDV, CB.QLKH vừa là ngƣời tìm kiếm, tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ của BIDV vừa là ngƣời trực tiếp đánh giá, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng và trình phê duyệt tín dụng do đó trong bối cảnh ngành hiện nay khi các ngân hàng
cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần, áp lực chỉ tiêu kinh doanh lớn sẽ khiến CB.QLKH có tâm lý hạ thấp chuẩn cho vay, tăng mức độ chấp nhận rủi ro, bỏ qua quy trình, thủ tục cần thiết khi làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng và từ đó dẫn đến việc tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
BIDV thực hiện kiểm soát rủi ro này thông qua việc quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn, thiết lập hạn mức thẩm quyền phán quyết tín dụng cho các chi nhánh mà theo đó các khoản vay bán lẻ có mức cho vay hoặc thời hạn vay vƣợt giá trị tới hạn nhất định (tùy thuộc quy mô, tính chất từng chi nhánh) thì khoản vay sẽ đƣợc chuyển qua bộ phận thẩm định rủi ro tại chi nhánh hoặc cao hơn nữa là hội đồng tín dụng cơ sở, trình hội sở chính để tái thẩm định khoản vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên với tính chất của các khoản cấp tín dụng bán lẻ là quy mô vay nhỏ nên hầu hết các khoản vay khi phát sinh thì chỉ có một số rất ít phải qua quy trình thẩm định rủi ro.
2.3.3.5 Cán bộ tín dụng kiêm nhiệm việc nhận, thẩm định, đánh giá TSĐB
Tài sản đảm bảo tuy không phải là yếu tố quyết định việc cho vay của ngân hàng nhƣng lại là một công cụ cực kỳ quan trọng để giúp ngân hàng có thể khắc phục đƣợc hậu quả của rủi ro tín dụng khi xảy ra nhất là trong bối cảnh kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Tại nƣớc ta, một số ngân hàng nhƣ ngân hàng Bản Việt, VPBank, Techcombank, VIB… đã thực hiện tách việc thẩm định giá trị TSĐB (chủ yếu là bất động sản) sang một đơn vị định giá độc lập trong khi tại BIDV, do nhiều yếu tố khách quan, việc định giá, thẩm định TSĐB vẫn đƣợc CB.QLKH phụ trách hồ sơ kiêm nhiệm, đây là yếu tố gia tăng rủi ro tín dụng bán lẻ cho ngân hàng ở các phƣơng diện sau:
CB.QLKH về mặt khách quan khó/không thể đánh giá đúng/sát giá trị TSĐB cũng nhƣ các yếu tố pháp lý kèm theo của TSĐB khi không phải là một chuyên gia thực sự trong lĩnh vực này nhất là với các tài sản máy móc chuyên dùng, tài sản là bất động sản có
đặc điểm đặc thù riêng, bất động sản thuộc diện quy hoạch, bất động sản hình thành trong tƣơng lai, pháp lý chƣa rõ ràng, còn tranh chấp…
CB.QLKH về mặt chủ quan có thể thông đồng với khách hàng vay định giá TSĐB cao hơn so với giá trị thực tế để có thể duyệt vay đƣợc vốn với giá trị lớn và khi rủi ro xảy ra, ngân hàng không thể thu hồi đƣợc vốn đã giải ngân ngay cả khi TSĐB đã đƣợc phát mãi.
2.3.3.6 Công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản tín dụng bán lẻ
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay trƣớc, trong và sau khi giải ngân đã đƣợc chứng minh là việc làm rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng vì thông qua đó có thể sớm phát hiện ra các khoản vay có vấn đề, khoản vay có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu để từ đó giúp ngân hàng có các biện pháp ứng xử thích hợp. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ càng chặt chẽ sẽ kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm để khắc phục, ngăn ngừa, chấn chỉnh các dấu hiệu vi phạm.
Tại BIDV, quy định cấp tín dụng bán lẻ yêu cầu CB.QLKH có trách nhiệm kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng vay định kỳ hàng năm, thẩm định giá trị TSĐB tối thiểu 1 lần/1 năm với bất động sản, 1 lần/6 tháng với động sản và mỗi 20 ngày với TSĐB là chứng khoán… tuy nhiên việc kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng vay định kỳ hàng năm chỉ bắt buộc với các khoản vay sản xuất kinh doanh từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, việc kiểm tra khách hàng, kiểm tra TSĐB thƣờng đƣợc thực hiện bởi chính CB.QLKH làm hồ sơ vay vốn ban đầu nên công tác kiểm tra mất đi tính khách quan cần thiết, CB.QLKH sẽ tiếp tục lặp lại các sai lầm chủ quan nhƣ thẩm định khoản vay lần đầu, hoặc khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro trong khi khách hàng vẫn đang trả nợ đúng hạn thì CB.QLKH sẽ bỏ qua các biện pháp kiểm soát khoản vay cần thiết chƣa kể hiện nay tại nhiều chi nhánh BIDV, CB.QLKH thƣờng xuyên bỏ sót, chậm hoặc không kiểm tra khoản vay sau khi đã giải ngân.
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của mình, BIDV hội sở chính thƣờng xuyên triển khai các đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng (đƣợc thực hiện bởi cán bộ phòng QLRR
tại các chi nhánh). Tuy nhiên hiệu quả mang lại chƣa thực sự cao do nhân sự của phòng QLRR không đủ để kiểm tra hết hồ sơ vay trong một thời gian ngắn (thông thƣờng chỉ kiểm tra 50% hồ sơ vay bằng cách chọn ngẫu nhiên và thƣờng tập trung vào các khoản vay/bảo lãnh của doanh nghiệp hơn là mảng tín dụng bán lẻ), trình độ nhân sự QLRR không cao, kinh nghiệm làm việc của nhiều CB.QLRR không bằng CB.QLKH trực tiếp làm hồ sơ do ít phải va chạm tiếp xúc với hồ sơ vay, nghiệp vụ tín dụng chƣa chắc chắn nên không thể phát hiện các dấu hiệu rủi ro của khoản vay hoặc đƣa ra các khuyến nghị/đề xuất dựa trên lý thuyết cứng nhắc thiếu tính thực tế.
2.3.3.7 Khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, suy giảm thu nhập trả nợ
Một trong những nguyên nhân trực tiếp nhất gây ra rủi ro tín dụng nói chung cho tất cả các ngân hàng đó là việc khách hàng vay vốn suy giảm nguồn thu nhập khả dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Các chi nhánh trong hệ thống BIDV ghi nhận đây là tác nhân chính gây nên các khoản nợ xấu nhất là trong hoạt động tín dụng bán lẻ khi một bộ phận lớn khách hàng vay là ngƣời làm thuê và họ không thể tự quyết định đƣợc sự ổn định trong nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân.
Đối với các khách hàng vay mục đích sản xuất kinh doanh thì thƣờng có quy mô tổ chức dƣới dạng kinh doanh cá thể, hộ gia đình có vốn đầu tƣ nhỏ, trình độ quản lý thấp, kém về nguồn nhân lực, về ứng dụng khoa học kỹ thuật, hiệu quả hoạt động thấp do đó sức chống chịu áp lực cạnh tranh không cao nhất là trong điều kiện kinh tế nƣớc ta còn nhiều khó khăn nhƣ theo báo cáo của Tổng cục thống kê cả nƣớc có 67.823 doanh nghiệp buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong năm 2014, số lƣợng doanh nghiệp giải thể phần lớn có quy mô vốn dƣới 10 tỷ đồng.
Đối với các trƣờng hợp này, cán bộ tín dụng BIDV thƣờng có xu hƣớng thực hiện cơ cấu khoản vay cho khách hàng và trên thực tế có nhiều trƣờng hợp sau khi cơ cấu khách hàng đã có thể tiếp tục trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng hạn tuy nhiên không ít trƣờng hợp khách hàng buộc phải thanh lý TSĐB trả nợ cho ngân hàng.
2.3.3.8 Khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng
Trong năm 2014, BIDV hội sở chính đã thƣờng xuyên có những cảnh báo tới các chi nhánh về việc khách hàng cố tình làm giả, làm khống hồ sơ nhằm rút vốn ngân hàng và những khoản vay này nếu đƣợc ngân hàng thông qua thì khả năng chuyển thành nợ xấu là gần nhƣ chắc chắn.
Việc làm giả hồ sơ vay vốn thƣờng đƣợc thực hiện bằng các hành vi làm giả đăng ký kinh doanh, giả con dấu, chữ ký, giả sao kê tài khoản chuyển lƣơng qua ngân hàng, làm giả/kê khống giá trị các hợp đồng mua bán, xây dựng, kê khống doanh thu, lợi nhuận…. và thƣờng tập trung vào các sản phẩm tín dụng bán lẻ là cho vay qua thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng tín chấp, thấu chi tín chấp… do những sản phẩm này có quy trình xét duyệt tƣơng đối đơn giản, nhanh, gọn, không phải thế chấp tài sản, không phải thông qua sự phối hợp với các cơ quan thứ 3 khác nhƣ phòng công chứng, sở tài nguyên môi trƣờng các quận huyện, trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo…
Ngoài ra, còn có những trƣờng hợp khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định, nguồn trả nợ đảm bảo song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc chiếm dụng vốn ngân hàng càng lâu càng tốt và vì vậy đều dẫn đến nợ xấu cho BIDV.
2.3.3.9 Cơ cấu tín dụng của ngân hàng chưa hợp lý
Tại nhiều chi nhánh của BIDV ghi nhận hoạt động tín dụng bán lẻ có mức tăng trƣởng cao song lại tập trung vào một số ít các khách hàng lớn hoặc nhóm khách hàng có liên quan, tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn trên tổng dƣ nợ chƣa đáp ứng theo định hƣớng của BIDV hội sở chính, tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ còn chiếm quy mô thấp, và thực tế đã cho thấy khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng lớn này suy giảm đã lập tức gây nên những tác động rất xấu đến kết quả kinh doanh của chi nhánh mặc dù các chi nhánh đã nỗ lực tập trung cơ cấu nợ các khoản vay này.
Ngoài ra, việc đa dạng hoá cho vay theo ngành kinh tế, theo loại hình sản phẩm tín dụng chƣa thực sự hoàn thiện khi hầu hết dƣ nợ bán lẻ tại các chi nhánh tập trung vào sản
phẩm cho vay sản xuất kinh doanh và vay nhu cầu nhà ở do đó tiềm ẩn rủi ro khi các ngành nghề kinh doanh này gặp biến động bất lợi hay thị trƣờng bất động sản tụt dốc sẽ dẫn đến nguy cơ đồng loạt gia tăng nợ xấu tại ngân hàng.
2.3.3.10 Sự thay đổi chủ trương chính sách tín dụng của NHNN làm ảnh hưởng đến tín dụng bán lẻ của NHTM
Diễn biến tình hình kinh tế nƣớc ta trong những năm vừa qua trải qua nhiều khó khăn, thách thức, tốc độ tăng trƣởng kinh tế có nhiều biến động, trong đó giai đoạn khó khăn nhất là năm 2008-2012 khi chỉ số lạm phát duy trì trên hai con số và NHNN phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng trƣởng tín dụng thấp và vốn đầu tƣ toàn xã hội suy giảm:
Biểu đồ: 2.2 Diễn biến tăng trƣởng kinh tế và tín dụng Việt Nam 2009-2014
(Đơn vị: %)
Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, báo cáo tài chính BIDV 2009-2014
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng bị ảnh hƣởng nặng nề, nhiều đơn vị phải ngừng sảng xuất kinh doanh, thu nhập của ngƣời lao động giảm sút kéo theo việc gia tăng nợ xấu trong ngành ngân hàng trong đó có cả BIDV. Giai đoạn này đã chứng kiến tỷ lệ nợ
xấu trong ngành ngân hàng tăng nhanh buộc NHNN phải can thiệp vào thị trƣờng để tái lập lại sự ổn định cần thiết.
Bƣớc sang các năm 2013, 2014, nền kinh tế nƣớc ta dần trở nên ổn định, đặc biệt là năm 2014 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 5,98%, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra, lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức thấp 4,09% và thực tế tỷ lệ nợ xấu của BIDV trong những năm này đã liên tục đƣợc hạ thấp cho thấy khi nền kinh tế ổn định, tăng trƣởng lành mạnh, các chính sách phát triển tín dụng của NHNN đƣợc phát huy thì sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là tín dụng trở nên khởi sắc hơn.
Bên cạnh sự tác động của môi trƣờng kinh tế, chính sách quản lý của NHNN, điều kiện tự nhiên cũng gây nên các tác động đến chất lƣợng tín dụng bán lẻ của BIDV khi thiên tai, bão lụt (đặc biệt là miền Trung) đã hủy hoại hoạt động sản xuất, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản – tàu cá, tạo áp lực gia tăng nợ xấu tại các chi nhánh BIDV khu vực này. Tại các chi nhánh này, việc cấp tín dụng thƣờng đƣợc lồng ghép vào các sản phẩm bảo hiểm vật chất tài sản và bảo hiểm con ngƣời (không bắt buộc ngƣời vay vốn phải tham gia) để giảm thiểu các thiệt hại cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro.
2.4 ÐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ÐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM HÀNG TMCP ÐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.4.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc
Hoạt động tín dụng bán lẻ đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của ngân hàng BIDV trong đó phải kể đến những thành tựu đã đạt đƣợc trong suốt thời gian qua bao gồm:
Tín dụng bán lẻ nói riêng và hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung đã tăng cƣờng định vị thƣơng hiệu BIDV tới ngƣời dân, thay đổi cách nhìn về BIDV nhƣ là một ngân hàng chuyên cho vay các tổ chức kinh tế và định chế tài chính lớn, xây dựng đƣợc nền khách hàng dân cƣ trải rộng khắp cả nƣớc làm tiền đề để phát triển toàn diện các sản phẩm ngân hàng khác.
Sự gia tăng quy mô tín dụng bán lẻ trở thành động lực lớn giúp BIDV phát triển các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) mà ở đây đƣợc thực hiện chủ yếu