Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 47 - 51)

BIDV là một trong những ngân hàng có thị phần dƣ nợ tín dụng lớn nhất Việt Nam đồng thời ngân hàng cũng luôn chú trọng đổi mới toàn diện trên các mặt nhƣ quản trị chiến lƣợc, quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II. Từ năm 2010 đến năm 2014, cơ cấu tín dụng của BIDV chuyển dịch dần theo hƣớng tích cực khi ƣu tiên phát triển mảng thị trƣờng mới là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa dạng hóa danh mục tín dụng theo ngành nghề, hạn chế cho vay những ngành có rủi ro cao.

Bảng 2.3 cho thấy trong thời kỳ này dƣ nợ cho vay của BIDV liên tục gia tăng theo các năm (tăng bình quân 13,7%/năm). Tính đến cuối năm 2013, doanh số cho vay của BIDV đạt 599,595 tỷ đồng, dƣ nợ tín dụng đạt 391,035 tỷ đồng và đến thời điểm hết năm 2014, dƣ nợ của BIDV đã đạt mức 445,693 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn đƣợc cải thiện khi gia tăng dần tỷ trọng nợ ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên mức độ thay đổi cơ cấu dƣ nợ này không quá lớn.

Bảng 2.3 Dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn của BIDV giai đoạn 2010 -2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 133,583 52.55% 161,960 55.10% 190,034 55.91% 220,539 56.40% 256,607 57.57% Nợ trung hạn 39,575 15.57% 35,673 12.14% 40,614 11.95% 51,615 13.20% 62,187 13.95% Nợ dài hạn 81,034 31.88% 96,304 32.76% 109,275 32.15% 118,880 30.40% 126,899 28.47% Tổng cộng 254,192 100% 293,937 100% 339,923 100% 391,035 100% 445,693 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2014

Xét về cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng, BIDV đã thực hiện khá tốt định hƣớng phát triển ngân hàng bán lẻ khi quy mô dƣ nợ cá nhân từ mức 29,658 tỷ đồng của năm 2010 đã tăng 170% lên mức 80,218 tỷ đồng vào cuối năm 2014 nhƣ đƣợc thể hiện

trong Bảng 2.4, qua đó đƣa BIDV vào nhóm 5 NHTM có dƣ nợ tín dụng bán lẻ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, hoạt động cho vay đối với nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc cũng tăng trƣởng khá mạnh đạt mức 267,807 tỷ đồng (năm 2014) tăng 145,340 tỷ đồng so với mức 122,467 tỷ đồng của năm 2010 (tăng 119%) trong khi đó các nhóm khách hàng khác nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có sự tụt giảm dần về quy mô dƣ nợ.

Bảng 2.4 Dƣ nợ tín dụng theo đối tƣợng khách hàng của BIDV giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Cá nhân 29,658 38,326 47,437 58,828 80,218

Doanh nghiệp Nhà nƣớc 93,127 91,192 91,477 93,729 88,509

Doanh nghiệp có vốn đầu

tƣ nƣớc ngoài 8,412 8,720 8,391 7,041 7,836

Doanh nghiệp ngoài nhà

nƣớc và các tổ chức khác 122,467 155,318 191,351 230,371 267,807

Cho vay khác và kinh tế

tập thể 528 381 1,267 1,066 1,323

Tổng cộng 254,192 293,937 339,923 391,035 445,693

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2014

Xét về chất lƣợng tín dụng, do quy mô cho vay, dƣ nợ mở rộng liên tục qua các năm nên quy mô nợ nhóm 2, nợ xấu của BIDV cũng gia tăng tƣơng ứng, đƣợc thể hiện trong Bảng 2.5. Theo đó, dƣ nợ xấu của BIDV đã tăng từ mức 6,424 tỷ đồng năm 2010 lên mức 9,057 tỷ đồng vào năm 2014 (tăng bình quân giai đoạn này là 8,9%/năm). Tuy nhiên xét trên phƣơng diện tỷ lệ nợ xấu thì từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ nợ xấu của BIDV

đã liên tục giảm từ mức 2,96% của năm 2011 đến năm 2014 chỉ còn 2,03%, trong đó nợ đủ tiêu chuẩn của ngân hàng chiếm đến 93,63% tổng dƣ nợ.

Bảng 2.5 Chất lƣợng tín dụng của BIDV giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 202,574 85.45% 233,766 85.22% 273,615 87.09% 339,092 90.84% 417,288 93.63% Nợ cần chú ý 28,083 11.85% 32,415 11.82% 31,383 9.99% 25,338 6.79% 19,348 4.34% Nợ dƣới tiêu chuẩn 3,597 1.52% 5,244 1.91% 5,857 1.86% 3,946 1.06% 4,714 1.06% Nợ nghi ngờ 819 0.35% 420 0.15% 825 0.26% 684 0.18% 1,076 0.24% Nợ có khả năng mất vốn 2,008 0.85% 2,458 0.90% 2,479 0.79% 4,209 1.13% 3,267 0.73% Tổng cộng 237,081 100% 274,303 100% 314,159 100% 373,269 100% 445,693 100% Nợ xấu/Tỷ lệ nợ xấu 6,424 2,72% 8,122 2,96% 9,161 2,92% 8,839 2,37% 9,057 2,03%

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2014

Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 của BIDV giảm xuống mức 2,03% là nhờ ngân hàng đã thực hiện hoán đổi 6,000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, tăng tới 445,5% so với năm 2013 (tƣơng đƣơng 1,35% dƣ nợ) và xử lý 6,000 tỷ đồng nợ xấu khác (cũng tƣơng đƣơng 1,35% dƣ nợ), giảm 1,6% so với mức nợ xấu đƣợc xử lý trong năm 2013, ngoài ra ngân hàng cũng đã có những biện pháp tích cực kiểm soát chất lƣợng tín dụng theo mục tiêu đề ra, có biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng khách hàng, quyết liệt thu hồi nợ xấu và xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Trong quý 4/2014, BIDV đã trích lập dự phòng rủi ro là 2,946 tỷ đồng và cả năm là 6,977 tỷ đồng, số dƣ quỹ dự phòng rủi ro đến cuối năm 2014 của ngân hàng là 6,623 tỷ đồng, đây là con số phù hợp với dự kiến của BIDV từ đầu năm.

Khi so sánh tƣơng quan với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc nắm quyền chi phối khác là ngân hàng Vietcombank và Vietinbank, Biểu đồ 2.1 cho thấy quy mô nợ xấu của BIDV mặc dù đã giảm trong năm 2014 nhƣng vẫn lớn hơn Vietcombank, Vietinbank. Mặc dù Vietinbank có dƣ nợ xấu 2014 gia tăng so với năm 2013 nhƣng do tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng này khá cao nên tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank vẫn thấp nhất, tiếp đến là ngân hàng BIDV.

Biểu đồ 2.1 Diễn biến nợ xấu của BIDV, Vietcombank, Vietinbank 2013-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)