Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57)

Cơ cấu dƣ nợ tín dụng bán lẻ theo mục đích vay vốn của các chi nhánh ngân hàng BIDV năm 2014 tại Phụ lục 2.3 cho thấy quy mô cấp tín dụng bán lẻ của các chi nhánh tập trung chủ yếu vào sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh với tỷ trọng dƣ nợ bình quân là 41% tổng dƣ nợ bán lẻ, tiếp theo đó là sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở (chiếm 23%), các sản phẩm còn lại nhƣ cho vay thấu chi, vay tiêu dùng có quy mô tƣơng đƣơng nhau (5%-9%). Riêng hai sản phẩm cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ và cho vay mua ôtô có quy mô khá thấp (dƣới 3%).

Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn về tỷ trọng giữa các sản phẩm tín dụng bán lẻ là do sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh và vay nhà ở đã đƣợc BIDV triển khai

từ nhiều năm về trƣớc, nền khách hàng hiện hữu lớn, hạn mức giải ngân của từng món vay cao cũng nhƣ việc đây là các sản phẩm chủ lực chung của hầu hết các ngân hàng hiện nay.

Về sản phẩm cho vay tiêu dùng, thấu chi (có tài sản hoặc không có tài sản đảm bảo) còn gặp hạn chế trong phát triển vì khách hàng cá nhân khi tiếp cận sản phẩm này của BIDV thƣờng có nhu cầu vay vốn với quy mô không cao (dƣới 100tr đồng/hồ sơ vay), ngân hàng gặp sự cạnh tranh gay gắt trƣớc các công ty tài chính chuyên cho vay tiêu dùng tín chấp cũng nhƣ tâm lý cán bộ tín dụng e ngại trƣớc các khoản vay quy mô nhỏ, tốn nhiều thời gian làm hồ sơ mà lợi nhuận mang lại không cao, đặc biệt là việc khó kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay sau giải ngân.

Cuối cùng, sản phẩm cho vay doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ còn yếu do BIDV vừa mới bắt đầu triển khai sản phẩm này từ cuối năm 2014 nên dƣ nợ chƣa chiếm tỷ trọng cao, các hƣớng dẫn cho vay chƣa rõ ràng và còn chồng lấn vào quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp.

Các chi nhánh có quy mô tín dụng bán lẻ cho sản xuất kinh doanh cao nhất tập trung vào khu vực Tây Nguyên, miền Trung nhƣ chi nhánh DakNong, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Từ Sơn, Daklak, Bảo Lộc, Gia Lai...do tại các địa phƣơng này khách hàng thƣờng vay vốn để kinh doanh trồng cây lâu năm, cây ăn trái, nuôi trồng thủy hải sản…Đối với sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở, vay mua ôtô thì quy mô dƣ nợ lại tập trung vào các chi nhánh địa bàn Hà Nội, Tp.HCM và vùng lân cận nhƣ chi nhánh Quang Trung, Phú Tài, Bắc Hà Nội, Vũng Tàu, Thành Đô…, điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất ngƣời lao động tại địa phƣơng cũng nhƣ việc phát triển đô thị tại các thành phố lớn.

2.3.2.3 Chất lượng tín dụng bán lẻ

Chất lƣợng tín dụng bán lẻ của các chi nhánh ngân hàng BIDV năm 2014 tại Phụ lục 2.4 cho thấy bình quân dƣ nợ bán lẻ nhóm 1 chiếm 96% tổng dƣ nợ tín dụng bán lẻ của các chi nhánh, dƣ nợ nhóm 2 chiếm bình quân 1,41%, nợ xấu chiếm bình quân

1,83%. Với tỷ lệ nợ xấu bán lẻ nhƣ trên cho thấy nhìn chung các chi nhánh BIDV đã thực hiện việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng bán lẻ khá tốt.

Các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu bán lẻ cao nhất bao gồm chi nhánh Vũng Tàu (39%), chi nhánh Hậu Giang (9,9%), chi nhánh Bến Nghé (5,2%), chi nhánh Đông Hà Nội (5%). Các chi nhánh có chất lƣợng tín dụng bán lẻ tốt nhất (không bao gồm các chi nhánh mới thành lập trong năm 2014) là chi nhánh Nam Đồng Nai, chi nhánh Lâm Đồng (tỷ lệ nợ xấu 0%). Các chi nhánh Quang Trung, Sơn Tây, Bắc Hà Nội tuy có tỷ lệ nợ xấu bán lẻ ở mức chấp nhận đƣợc nhƣng lại có tỷ lệ nợ nhóm 2 bán lẻ rất cao (trên 10% tổng dƣ nợ) cho thấy hoạt động tín dụng bán lẻ tại các chi nhánh này còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, lãi treo, lãi dự thu lớn. Chi nhánh BIDV Vũng Tàu có tỷ lệ nợ xấu bán lẻ cao vƣợt trội so với các chi nhánh khác trong toàn hệ thống BIDV (39%) do chi nhánh này đã tập trung cấp tín dụng quy mô rất lớn vào một số ít khách hàng và những khách hàng này đã gặp tình hình kinh doanh khó khăn không thể trả đƣợc nợ trong năm.

Ngoài ra, các chi nhánh Đông Hà Nội, chi nhánh Ninh Bình, chi nhánh Gia Lai có dƣ nợ bán lẻ có nguy cơ chuyển nợ nhóm 2 khá cao (trên 8 tỷ đồng). Các chi nhánh Bắc Kạn, chi nhánh Sóc Trăng, chi nhánh Hà Nam có dƣ nợ bán lẻ có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu đều trên 10 tỷ đồng. Các khoản vay này đều là những khoản vay có thời gian trả nợ trễ hạn trên 10 ngày nhƣng hiện vẫn đang đƣợc phân vào nợ nhóm 1 do các chi nhánh thực hiện chủ trƣơng cơ cấu nợ nhƣng vẫn giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay. Đối với các khoản vay này, bên cạnh việc cơ cấu nợ thì các chi nhánh BIDV đều phải thƣờng xuyên định kỳ báo cáo về hội sở chính tiến trình thu hồi nợ vay, các biện pháp xử lý nợ đã và sẽ áp dụng nhƣ thu nợ, xử lý rủi ro, bán nợ, xử lý TSBĐ, thu nợ từ các tổ chức tín dụng khác. Việc thiết lập một cơ chế kiểm soát đặc biệt đối với các khoản vay này có ý nghĩa rất quan trọng đối với BIDV trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng.

Một nhân tố khác đánh giá về hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV đó là công tác thu hồi nợ ngoại bảng. Trong năm 2014, công tác thu hồi nợ ngoại bảng của các chi nhánh không cao mà nguyên nhân chính là do tâm lý các chi nhánh chƣa thực sự quyết liệt đôn

không còn ảnh hƣởng nhiều đến xếp hạng của chi nhánh nhƣ đối với các khoản nợ nội bảng, cán bộ tín dụng chờ đợi theo thời gian (trên 5 năm) khoản vay sẽ đƣợc xuất toán ngoại bảng hoặc hƣớng đến phƣơng án bán nợ cho VAMC với các khoản vay quy mô lớn cũng nhƣ những vƣớng mắc về pháp lý khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

2.3.2.4 Hiệu quả kinh doanh hoạt động tín dụng bán lẻ

Hiệu quả kinh doanh hoạt động tín dụng bán lẻ của các chi nhánh ngân hàng BIDV năm 2014 tại Phụ lục 2.5 cho thấy hoạt động tín dụng bán lẻ của các chi nhánh BIDV trên toàn quốc chỉ đóng góp bình quân 23% vào tổng thu nhập ròng hoạt động tín dụng, phần còn lại là từ việc cho vay khách hàng doanh nghiệp (chiếm 77%).

Tuy nhiên khi xem xét tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) thì NIM bình quân của các chi nhánh trong hoạt động tín dụng bán lẻ là 2,07% trong khi đối với hoạt động tín dụng doanh nghiệp chỉ có 1,79% cho thấy mức sinh lời đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng bán lẻ cao hơn hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp, nguyên nhân do tín dụng bán lẻ có mức lãi suất cho vay thông thƣờng cao hơn, và lãi suất huy động trung bình giảm với tốc độ cao hơn so với lãi suất cho vay trung bình.

Các chi nhánh có thu nhập ròng hoạt động tín dụng bán lẻ cao nhất bao gồm chi nhánh DakLak, Bắc DakLak, Từ Sơn (trên 30 tỷ đồng)… Các chi nhánh có NIM tín dụng bán lẻ cao nhất tập trung tại khu vực Tây Nguyên và miền núi phía Bắc nhƣ chi nhánh Bắc DakLak, Yên Bái, Lạng Sơn, Lai Châu… (NIM trên 3,5%).

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ BIDV

Để làm rõ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV, thông qua thảo luận, trao đổi và khảo sát bằng bảng câu hỏi (tại Phụ lục 2.6), tác giả luận văn đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các Phó giám đốc phụ trách phòng khách hàng cá nhân, Lãnh đạo các phòng Quản lý khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng, các cán bộ QLKH của các chi nhánh BIDV. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia (đƣợc tổng kết tại Phụ lục 2.7) cũng nhƣ tham khảo các báo cáo hoạt động kinh doanh của các

chi nhánh trong hệ thống BIDV, luận văn tổng hợp đƣợc các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV nhƣ sau:

2.3.3.1 Ngân hàng thiếu thông tin khi thẩm định cho vay bán lẻ

Hiện nay khi thực hiện thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, nguồn thông tin đƣợc khai thác chủ yếu bởi cán bộ QLKH vẫn là nguồn thông tin do chính khách hàng vay cung cấp. Các thông tin này bao gồm thông tin về nhân thân, gia đình, nơi sinh sống, việc làm, thu nhập, mục đích vay vốn, phƣơng án vay vốn, tài sản đảm bảo…

Mặc dù quy định cấp tín dụng bán lẻ của BIDV đã yêu cầu rõ trách nhiệm của CB.QLKH phải thẩm định, đánh giá những thông tin dữ liệu này cả về mặt hồ sơ giấy tờ lẫn khảo sát thực tế tuy nhiên khi triển khai cho thấy hiệu quả của công tác thẩm định, đánh giá thông tin hoàn toàn phụ thuộc năng lực, cách nhìn nhận vấn đề của bản thân CB. QLKH, điều kiện cho phép về không gian – thời gian, khối lƣợng công việc, áp lực công việc mà CB.QLKH đang đảm nhiệm và sự trung thực của khách hàng vay vốn.

Chƣa xét đến yếu tố khách hàng cố tình làm giả hồ sơ nhằm rút vốn ngân hàng, ngay cả khi khách hàng cung cấp thông tin đúng tình hình diễn ra thực tế thì CB.QLKH vẫn gặp khó khăn khi thẩm định khoản vay. Đối với tín dụng bán lẻ, điều này diễn ra trong phân tích thu nhập trả nợ của khách hàng mà theo đó việc đánh giá doanh nghiệp nơi khách hàng công tác không đƣợc đảm bảo do CB.QLKH không tiếp cận đƣợc báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này, các thông tin khai thác thêm từ Tổng cục thuế cũng chỉ cho biết doanh nghiệp có còn hoạt động hay không, việc khảo sát thực tế chỉ mang tính chất hình thức bên ngoài; hoặc trong phân tích TSBĐ, CB.QLKH khó có thể đánh giá đƣợc tính khả mại của tài sản, nguồn gốc hình thành tài sản có tranh chấp hay không hoặc tình hình quy hoạch, cải tạo lộ giới tại khu vực của tài sản nhƣ thế nào và sẽ ảnh hƣởng đến giá trị của TSBĐ ra sao…

Về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng, thông tin cung cấp bởi trung tâm thông tin tín dụng CIC mặc dù có nhiều cải tiến trong thời gian qua nhƣng nguồn dữ liệu chƣa cập nhật thƣờng xuyên, thông tin chƣa thực sự đa dạng và chuyên nghiệp khi chỉ

mới gói gọn trong các thông tin về dƣ nợ hiện tại, lịch sử nợ xấu mà chƣa có các dữ liệu về tình hình quan hệ với các ngân hàng về tiền gửi, tiền vay, dịch vụ, diễn biến khoản vay, chi phí trả nợ bình quân hàng kỳ, báo cáo khách hàng có liên quan… cũng nhƣ chƣa có áp dụng các chỉ tiêu, hệ số để đánh giá rủi ro tín dụng, xếp hạng tín nhiện khách hàng thể nhân xứng tầm với chức năng cảnh bảo rủi ro tín dụng của CIC.

2.3.3.2 Ngân hàng thiếu công cụ hỗ trợ đánh giá rủi ro tín dụng bán lẻ

Hiện nay BIDV thực hiện phân loại mức độ rủi ro khoản vay của các khách hàng theo 2 phƣơng pháp định lƣợng và định tính. Để phục vụ công tác này, BIDV đã triển khai chƣơng trình xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2006, có chỉnh sửa, cập nhật các phiên bản tới phiên bản năm 2011. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ này chỉ mới đƣợc phê duyệt áp dụng chính thức đối với khách hàng doanh nghiệp còn đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình thì BIDV chỉ đang triển khai, xếp hạng tín dụng thí điểm nhằm đánh giá chƣơng trình tại một số chi nhánh đƣợc lựa chọn từ giữa năm 2014 và đến cuối năm 2014 thì mở rộng thí điểm ra toàn hệ thống nhƣng cũng chỉ giới hạn với các khoản vay có quy mô từ 500 triệu đồng trở lên.

Chính vì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với khoản cấp tín dụng bán lẻ còn đang thử nghiệm và chỉ mang tính chất tham khảo không bắt buộc nên việc đánh giá khách hàng vay của CB.QLKH hiện nay còn mang tính chủ quan, chƣa lƣợng hóa đƣợc mức độ rủi ro của khoản cấp tín dụng và từ đó dẫn đến các quyết định cho vay thiếu chính xác. Để khắc phục nhƣợc điểm này, một số chi nhánh nhƣ chi nhánh BIDV Tp.HCM đã tự xây dựng cho mình hệ thống xếp hạng tín dụng riêng tuy nhiên các hệ thống chấm điểm này còn đơn giản và chỉ áp dụng trong nội bộ chi nhánh.

2.3.3.3 Năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng đối với cho vay bán lẻ

Ngân hàng BIDV xác định nguồn lực con ngƣời là một nguồn lực chính cho việc phát triển hoạt động kinh doanh do đó trong những năm gần đây BIDV luôn tập trung tuyển dụng đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, giàu nhiệt huyết, có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp tốt vào làm việc trong ngân hàng. Tuy vậy đội ngũ nhân sự của ngân hàng mà đặc

biệt ở đây là lực lƣợng cán bộ tín dụng còn bộc lộ những hạn chế nhất định: thứ nhất là cán bộ trẻ nên còn non kém về kinh nghiệm công việc, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn chƣa cao và thứ hai là trình độ chuyên môn của cán bộ chƣa đồng đều nên còn gặp hạn chế trong công tác thẩm định khách hàng.

Xét trên khía cạnh năng lực chuyên môn chƣa đảm bảo, cán bộ tín dụng của BIDV gặp các lỗi về thiếu tham gia tự đào tạo, rèn luyện kiến thức nghiệp vụ, chƣa chủ động cập nhật các văn bản chế độ mới ban hành do đó không nắm bắt đầy đủ các quy trình cho vay dẫn đến việc thẩm định, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, nặng tính chủ quan, cho vay không đúng quy định, quản lý khoản vay sau khi giải ngân bị bỏ qua hoặc mang tính hình thức, quy trình làm việc chƣa khoa học, thiếu sót hồ sơ cần thiết… dẫn đến chất lƣợng tín dụng thấp, rủi ro cao.

Xét trên khía cạnh phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, một trong các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ đó là việc cán bộ tín dụng phối hợp với khách hàng làm hồ sơ khống, nâng cao phƣơng án vay quá nhu cầu thực tế, cố ý làm trái các quy định cho vay của ngân hàng nhằm trục lợi cá nhân.

Đứng trƣớc các thách thức này, trƣờng đào tạo cán bộ BIDV đã thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của ngân hàng tuy nhiên hiệu quả chƣa cao do quy mô tổ chức của trƣờng nhỏ bé, các khóa đào tạo chƣa tập hợp đƣợc đông đủ cán bộ nhân viên, thời gian đào tạo ngắn trong bối cảnh khối lƣợng thông tin cần truyền tải nhiều, việc đào tạo – thi cử trực tuyến gặp hạn chế về mặt thời gian tác nghiệp và ý thức tự học của cán bộ…

2.3.3.4 Ngân hàng chưa tách bạch giữa chức năng kinh doanh với thẩm định tín dụng

Việc ngân hàng chƣa hoàn toàn tách bạch chức năng kinh doanh với chức năng thẩm định tín dụng đƣợc thể hiện rõ nét trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Trong quy trình cấp tín dụng bán lẻ BIDV, CB.QLKH vừa là ngƣời tìm kiếm, tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ của BIDV vừa là ngƣời trực tiếp đánh giá, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng và trình phê duyệt tín dụng do đó trong bối cảnh ngành hiện nay khi các ngân hàng

cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần, áp lực chỉ tiêu kinh doanh lớn sẽ khiến CB.QLKH có tâm lý hạ thấp chuẩn cho vay, tăng mức độ chấp nhận rủi ro, bỏ qua quy trình, thủ tục cần thiết khi làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng và từ đó dẫn đến việc tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

BIDV thực hiện kiểm soát rủi ro này thông qua việc quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn, thiết lập hạn mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)