Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51 - 55)

Trong giai đoạn từ năm 2002-2007, nền kinh tế nƣớc ta có tốc độ tăng trƣởng rất tốt, bình quân đạt 7,8 %/năm. Tuy nhiên, bƣớc sang năm 2008 khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng thì tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam liên tục có chiều hƣớng đi xuống, bình quân tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011-2013 chỉ đạt 5,52%/năm.

Cụ thể trong năm 2011, vốn đầu tƣ xã hội/GDP chỉ đạt 33,3% (thấp hơn kế hoạch đã đặt ra 40%), mức tăng trƣởng kinh tế chỉ đạt 5,89% (thấp hơn so với chỉ tiêu điều hành là 6%). Năm 2012, mặc dù chính phủ đã nỗ lực can thiệp bình ổn thị trƣờng nhƣng tăng trƣởng kinh tế cả năm chỉ đạt 5,03%, dƣ nợ tín dụng chỉ tăng 8,91% với tồn kho bất động sản và nợ xấu vẫn ở mức cao.

Năm 2013, nền kinh tế nƣớc ta bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục tích cực, theo đó GDP năm 2013 tăng 5,42%, tổng phƣơng tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trƣởng tín dụng tăng 8,83%, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đƣợc cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng trong năm giảm tuy nhiên hiệu quả kinh doanh vẫn thấp, chênh lệch thu nhập - chi phí luỹ kế 11 tháng đầu năm 2013 của toàn hệ thống ngân hàng chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012.

Bƣớc vào năm 2014, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trƣởng khả quan với tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức 1,84% - mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại, cân đối ngân sách đƣợc cải thiện, tăng trƣởng phục hồi rõ nét, tổng kim ngạch xuất khẩu 2014 đạt trên 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013.

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, biến động, với mục tiêu phát triển trở thành tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lƣợng, uy tín hàng đầu Việt Nam, BIDV cùng tập thể cán bộ công nhân viên đã nỗ lực rất lớn để có đƣợc những bƣớc phát triển rất ấn tƣợng khi đƣợc đánh giá là một trong 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu của BIDV giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Quy mô vốn

Vốn điều lệ 14,600 12,948 23,012 28,112 28,112

Tổng tài sản 366,268 405,755 484,785 548,386 650,340

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 9,32% 11,07% 9,65% 10,23% 9,27%

2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận trƣớc thuế 4,626 4,220 4,325 5,290 6,297

Lợi nhuận sau thuế 3,761 3,200 3,281 4,051 4,985

Tổng nguồn vốn huy động 251,924 244,838 331,116 372,156 460,549

Doanh số cho vay 407,686 476,238 563,276 599,595

Doanh số thu nợ 359,787 437,057 518,739 548,484

Dƣ nợ tín dụng (bao gồm cho vay bằng nguồn ODA và ủy thác)

254,192 293,937 339,924 391,035 445,693

Nợ xấu 6,424 8,122 9,161 8,839 9,057

Hệ số sử dụng vốn +Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ

sở hữu (ROE) 17,95% 13,16% 12,38% 13,8% 14,4%

+Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài

sản (ROA) 1,13% 0,83% 0,74% 0,78% 0,8%

Tỷ lệ bảo lãnh thuộc Nhóm

3,4,5/Tổng số dƣ bảo lãnh 0,26% 0,53% 0,69% 0,74%

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 2,72% 2,96% 2,92% 2,37% 2,03%

Bảng 2.6 cho thấy giai đoạn năm 2010-2014, BIDV đã không ngừng gia tăng quy mô vốn điều lệ của mình từ mức 14,600 tỷ đồng (năm 2010) lên mức 28,112 tỷ đồng hiện nay (tăng 93%), việc tăng vốn điều lệ là cơ sở giúp ngân hàng nâng cao quy mô và chất lƣợng tài sản sinh lời, tăng năng lực cạnh tranh, giúp ngân hàng phát triển tốt hơn. Ngoài ra, BIDV cũng đã duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR rất tốt (trên 9%) trong suốt giai đoạn này phù hợp với tiêu chuẩn của hiệp ƣớc Basel và của NHNN Việt Nam.

Cùng với việc gia tăng quy mô vốn điều lệ, quy mô Tổng tài sản của BIDV cũng liên tục gia tăng theo các năm với tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản trong giai đoạn này đạt trung bình 15%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng trƣởng bình quân 7,3%/năm, tổng nguồn vốn huy động tăng trƣởng bình quân 16,28%/năm. Nhìn chung ngoại trừ năm 2011 do những tác động khó khăn chung của nền kinh tế nƣớc ta thì các chỉ tiêu kinh doanh chính của BIDV đều tăng trƣởng từ năm 2010 đến nay.

Năm 2014, hiệu quả kinh doanh của BIDV vẫn duy trì mức khá với lợi nhuận trƣớc thuế đạt 6,297 tỷ đồng, tăng trƣởng 20%, ROE đạt 14,4%, ROA đạt 0,8%, EPS đạt 1.700 đồng/cổ phiếu.

Mảng ngân hàng bán lẻ của BIDV cũng có sự cải thiện đáng kể trong năm 2014 với tăng cho vay bán lẻ 36% so với năm 2013 (đạt 79,8 nghìn tỷ đồng), huy động vốn bán lẻ cũng tăng trƣởng 25% đạt 253,7 nghìn tỷ đồng và ngày càng khẳng định vai trò ổn định nền vốn cho BIDV, hiệu quả hoạt động bán lẻ ngày càng đóng góp đáng kể vào thu nhập chung của toàn hệ thống. Hoạt động tín dụng bán lẻ hiện chiếm 17% tổng dƣ nợ của ngân hàng (tăng so với mức 15% trong năm 2013).

Mặc dù kết quả kinh doanh khá khả quan nhƣng hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV cũng cho thấy những điểm yếu còn tồn tại:

 Thu nhập ròng bán lẻ tập trung chủ yếu từ huy động vốn dân cƣ, hoạt động dịch vụ và tín dụng chƣa có nhiều sự đóng góp

 Tăng trƣởng tín dụng bán lẻ đạt tốt nhƣng lợi nhuận không cao. Chất lƣợng tín dụng kiểm soát trong giới hạn nhƣng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nợ xấu

 Các sản phẩm tín dụng chƣa có tính chất đột phá. Việc hoàn thiện cơ chế, quy trình, thủ tục cho vay bán lẻ còn chậm

 Các chi nhánh của BIDV chƣa đẩy mạnh khai thác, tiếp thị các kênh ngân hàng hiện đại (IBMB, Thẻ, POS, ATM)

 Chất lƣợng các dịch vụ bán lẻ chƣa ổn định, tiện ích chƣa đa dạng, thiếu tính cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác

 Các chi nhánh chậm triển khai mô hình kinh doanh bán lẻ do giới hạn về nguồn lực cán bộ, cơ sở vật chất

 Do hạn chế về công nghệ, việc theo dõi và thực hiện chi thƣởng động lực tới từng cán bộ còn thực hiện thủ công

Bên cạnh kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, BIDV cũng luôn tập trung vào quá trình minh bạch hóa thông tin ngân hàng khi là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế IFRS từ năm 1996. BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đƣợc các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế định hạng nhƣ Moody‟s và Standard and Poor‟s. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của BIDV (Bảng 2.7):

Bảng 2.7 Kết quả xếp hạng tín nhiệm BIDV năm 2013 - 2014

Moody’s

Định hạng Kết quả 2013 Kết quả 2014

Triển vọng Ổn định Ổn định

Định hạng tiền gửi nội tệ/ngoại tệ B2/B3 B1/B2

Định hạng năng lực tài chính độc lập E E

Định hạng nhà phát hànhdài hạn B2 B1

Standard & Poor’s

Định hạng Kết quả 2013 Kết quả 2014

Triển vọng Ổn định Ổn định

Định hạng nhà phát hành ngắn hạn B B

Định hạng nhà phát hành dài hạn B+ B+

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2013; website BIDV

Moody‟s đánh giá BIDV là ngân hàng có hệ thống mạng lƣới rộng khắp và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam, công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro của BIDV ngày càng đƣợc nâng cao.

S&P‟s đánh giá kết quả định hạng của BIDV phản ánh vị thế doanh nghiệp ở mức mạnh trong top 3 ngân hàng tại Việt Nam về tổng tài sản và mạng lƣới hoạt động, BIDV cũng là ngân hàng có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ Chính phủ cũng nhƣ nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án phát triển từ các tổ chức quốc tế.

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ÐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)