KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2010-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45)

2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1 Hoạt động huy động vốn của BIDV giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Huy động vốn

(Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá)

251,924 244,838 331,116 372,156 460,549

Tiền gửi của khách hàng:

- Tiền gửi có kỳ hạn 192,160 196,775 246,956 274,522 360,225

- Tiền gửi vốn chuyên dùng 2,554 3,870 2,858 2,047 1,832

Tổng 244,701 240,508 303,060 338,902 440,472

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2014

Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh do đó BIDV luôn xem hoạt động huy động vốn là một hoạt động trọng tâm xuyên suốt của mình. Bảng 2.1 cho thấy huy động vốn của BIDV (chỉ xét bao gồm tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá) đã giảm từ mức 251,924 tỷ đồng của năm 2010 xuống mức 244,838 tỷ đồng vào năm 2011 (giảm 3%) tuy nhiên lại tăng liên tục vào các năm tiếp theo và đến hết năm 2014 thì tổng quy mô huy động vốn của BIDV đã đạt 460,549 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn chiếm đến 81,8% tổng số dƣ tiền gửi của khách hàng. Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn cao là cơ sở quan trọng giúp ổn định hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo điều kiện để ngân hàng hoạch định các chiến lƣợc kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu huy động vốn của BIDV chuyển dịch theo hƣớng gia tăng tính ổn định của nền vốn theo đó tỷ trọng huy động vốn dân cƣ liên tục gia tăng từ mức 41% của năm 2010 lên mức 56,6% của năm 2014, quy mô huy động vốn dân cƣ năm này đạt 248,962 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2013; tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn/Tổng huy động vốn đạt 41% cao nhất trong 5 năm vừa qua.

Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng của BIDV giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Đối tƣợng khách hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tiền gửi của hộ kinh doanh, cá

nhân 100,364 128,798 175,593 203,583 248,962

Tiền gửi của TCKT 120,526 82,292 96,032 102,597 133,900

Tiền gửi của các đối tƣợng khác 23,811 29,417 31,435 32,722 57,610

Tổng 244,701 240,507 303,060 338,902 440,472

2.2.2 Hoạt động tín dụng

BIDV là một trong những ngân hàng có thị phần dƣ nợ tín dụng lớn nhất Việt Nam đồng thời ngân hàng cũng luôn chú trọng đổi mới toàn diện trên các mặt nhƣ quản trị chiến lƣợc, quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II. Từ năm 2010 đến năm 2014, cơ cấu tín dụng của BIDV chuyển dịch dần theo hƣớng tích cực khi ƣu tiên phát triển mảng thị trƣờng mới là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa dạng hóa danh mục tín dụng theo ngành nghề, hạn chế cho vay những ngành có rủi ro cao.

Bảng 2.3 cho thấy trong thời kỳ này dƣ nợ cho vay của BIDV liên tục gia tăng theo các năm (tăng bình quân 13,7%/năm). Tính đến cuối năm 2013, doanh số cho vay của BIDV đạt 599,595 tỷ đồng, dƣ nợ tín dụng đạt 391,035 tỷ đồng và đến thời điểm hết năm 2014, dƣ nợ của BIDV đã đạt mức 445,693 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn đƣợc cải thiện khi gia tăng dần tỷ trọng nợ ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên mức độ thay đổi cơ cấu dƣ nợ này không quá lớn.

Bảng 2.3 Dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn của BIDV giai đoạn 2010 -2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 133,583 52.55% 161,960 55.10% 190,034 55.91% 220,539 56.40% 256,607 57.57% Nợ trung hạn 39,575 15.57% 35,673 12.14% 40,614 11.95% 51,615 13.20% 62,187 13.95% Nợ dài hạn 81,034 31.88% 96,304 32.76% 109,275 32.15% 118,880 30.40% 126,899 28.47% Tổng cộng 254,192 100% 293,937 100% 339,923 100% 391,035 100% 445,693 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2014

Xét về cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng, BIDV đã thực hiện khá tốt định hƣớng phát triển ngân hàng bán lẻ khi quy mô dƣ nợ cá nhân từ mức 29,658 tỷ đồng của năm 2010 đã tăng 170% lên mức 80,218 tỷ đồng vào cuối năm 2014 nhƣ đƣợc thể hiện

trong Bảng 2.4, qua đó đƣa BIDV vào nhóm 5 NHTM có dƣ nợ tín dụng bán lẻ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, hoạt động cho vay đối với nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc cũng tăng trƣởng khá mạnh đạt mức 267,807 tỷ đồng (năm 2014) tăng 145,340 tỷ đồng so với mức 122,467 tỷ đồng của năm 2010 (tăng 119%) trong khi đó các nhóm khách hàng khác nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có sự tụt giảm dần về quy mô dƣ nợ.

Bảng 2.4 Dƣ nợ tín dụng theo đối tƣợng khách hàng của BIDV giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Cá nhân 29,658 38,326 47,437 58,828 80,218

Doanh nghiệp Nhà nƣớc 93,127 91,192 91,477 93,729 88,509

Doanh nghiệp có vốn đầu

tƣ nƣớc ngoài 8,412 8,720 8,391 7,041 7,836

Doanh nghiệp ngoài nhà

nƣớc và các tổ chức khác 122,467 155,318 191,351 230,371 267,807

Cho vay khác và kinh tế

tập thể 528 381 1,267 1,066 1,323

Tổng cộng 254,192 293,937 339,923 391,035 445,693

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2014

Xét về chất lƣợng tín dụng, do quy mô cho vay, dƣ nợ mở rộng liên tục qua các năm nên quy mô nợ nhóm 2, nợ xấu của BIDV cũng gia tăng tƣơng ứng, đƣợc thể hiện trong Bảng 2.5. Theo đó, dƣ nợ xấu của BIDV đã tăng từ mức 6,424 tỷ đồng năm 2010 lên mức 9,057 tỷ đồng vào năm 2014 (tăng bình quân giai đoạn này là 8,9%/năm). Tuy nhiên xét trên phƣơng diện tỷ lệ nợ xấu thì từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ nợ xấu của BIDV

đã liên tục giảm từ mức 2,96% của năm 2011 đến năm 2014 chỉ còn 2,03%, trong đó nợ đủ tiêu chuẩn của ngân hàng chiếm đến 93,63% tổng dƣ nợ.

Bảng 2.5 Chất lƣợng tín dụng của BIDV giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 202,574 85.45% 233,766 85.22% 273,615 87.09% 339,092 90.84% 417,288 93.63% Nợ cần chú ý 28,083 11.85% 32,415 11.82% 31,383 9.99% 25,338 6.79% 19,348 4.34% Nợ dƣới tiêu chuẩn 3,597 1.52% 5,244 1.91% 5,857 1.86% 3,946 1.06% 4,714 1.06% Nợ nghi ngờ 819 0.35% 420 0.15% 825 0.26% 684 0.18% 1,076 0.24% Nợ có khả năng mất vốn 2,008 0.85% 2,458 0.90% 2,479 0.79% 4,209 1.13% 3,267 0.73% Tổng cộng 237,081 100% 274,303 100% 314,159 100% 373,269 100% 445,693 100% Nợ xấu/Tỷ lệ nợ xấu 6,424 2,72% 8,122 2,96% 9,161 2,92% 8,839 2,37% 9,057 2,03%

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2014

Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 của BIDV giảm xuống mức 2,03% là nhờ ngân hàng đã thực hiện hoán đổi 6,000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, tăng tới 445,5% so với năm 2013 (tƣơng đƣơng 1,35% dƣ nợ) và xử lý 6,000 tỷ đồng nợ xấu khác (cũng tƣơng đƣơng 1,35% dƣ nợ), giảm 1,6% so với mức nợ xấu đƣợc xử lý trong năm 2013, ngoài ra ngân hàng cũng đã có những biện pháp tích cực kiểm soát chất lƣợng tín dụng theo mục tiêu đề ra, có biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng khách hàng, quyết liệt thu hồi nợ xấu và xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Trong quý 4/2014, BIDV đã trích lập dự phòng rủi ro là 2,946 tỷ đồng và cả năm là 6,977 tỷ đồng, số dƣ quỹ dự phòng rủi ro đến cuối năm 2014 của ngân hàng là 6,623 tỷ đồng, đây là con số phù hợp với dự kiến của BIDV từ đầu năm.

Khi so sánh tƣơng quan với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc nắm quyền chi phối khác là ngân hàng Vietcombank và Vietinbank, Biểu đồ 2.1 cho thấy quy mô nợ xấu của BIDV mặc dù đã giảm trong năm 2014 nhƣng vẫn lớn hơn Vietcombank, Vietinbank. Mặc dù Vietinbank có dƣ nợ xấu 2014 gia tăng so với năm 2013 nhƣng do tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng này khá cao nên tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank vẫn thấp nhất, tiếp đến là ngân hàng BIDV.

Biểu đồ 2.1 Diễn biến nợ xấu của BIDV, Vietcombank, Vietinbank 2013-2014

Đơn vị: tỷ đồng

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn từ năm 2002-2007, nền kinh tế nƣớc ta có tốc độ tăng trƣởng rất tốt, bình quân đạt 7,8 %/năm. Tuy nhiên, bƣớc sang năm 2008 khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng thì tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam liên tục có chiều hƣớng đi xuống, bình quân tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011-2013 chỉ đạt 5,52%/năm.

Cụ thể trong năm 2011, vốn đầu tƣ xã hội/GDP chỉ đạt 33,3% (thấp hơn kế hoạch đã đặt ra 40%), mức tăng trƣởng kinh tế chỉ đạt 5,89% (thấp hơn so với chỉ tiêu điều hành là 6%). Năm 2012, mặc dù chính phủ đã nỗ lực can thiệp bình ổn thị trƣờng nhƣng tăng trƣởng kinh tế cả năm chỉ đạt 5,03%, dƣ nợ tín dụng chỉ tăng 8,91% với tồn kho bất động sản và nợ xấu vẫn ở mức cao.

Năm 2013, nền kinh tế nƣớc ta bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục tích cực, theo đó GDP năm 2013 tăng 5,42%, tổng phƣơng tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trƣởng tín dụng tăng 8,83%, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đƣợc cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng trong năm giảm tuy nhiên hiệu quả kinh doanh vẫn thấp, chênh lệch thu nhập - chi phí luỹ kế 11 tháng đầu năm 2013 của toàn hệ thống ngân hàng chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012.

Bƣớc vào năm 2014, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trƣởng khả quan với tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức 1,84% - mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại, cân đối ngân sách đƣợc cải thiện, tăng trƣởng phục hồi rõ nét, tổng kim ngạch xuất khẩu 2014 đạt trên 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013.

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, biến động, với mục tiêu phát triển trở thành tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lƣợng, uy tín hàng đầu Việt Nam, BIDV cùng tập thể cán bộ công nhân viên đã nỗ lực rất lớn để có đƣợc những bƣớc phát triển rất ấn tƣợng khi đƣợc đánh giá là một trong 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu của BIDV giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Quy mô vốn

Vốn điều lệ 14,600 12,948 23,012 28,112 28,112

Tổng tài sản 366,268 405,755 484,785 548,386 650,340

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 9,32% 11,07% 9,65% 10,23% 9,27%

2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận trƣớc thuế 4,626 4,220 4,325 5,290 6,297

Lợi nhuận sau thuế 3,761 3,200 3,281 4,051 4,985

Tổng nguồn vốn huy động 251,924 244,838 331,116 372,156 460,549

Doanh số cho vay 407,686 476,238 563,276 599,595

Doanh số thu nợ 359,787 437,057 518,739 548,484

Dƣ nợ tín dụng (bao gồm cho vay bằng nguồn ODA và ủy thác)

254,192 293,937 339,924 391,035 445,693

Nợ xấu 6,424 8,122 9,161 8,839 9,057

Hệ số sử dụng vốn +Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ

sở hữu (ROE) 17,95% 13,16% 12,38% 13,8% 14,4%

+Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài

sản (ROA) 1,13% 0,83% 0,74% 0,78% 0,8%

Tỷ lệ bảo lãnh thuộc Nhóm

3,4,5/Tổng số dƣ bảo lãnh 0,26% 0,53% 0,69% 0,74%

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 2,72% 2,96% 2,92% 2,37% 2,03%

Bảng 2.6 cho thấy giai đoạn năm 2010-2014, BIDV đã không ngừng gia tăng quy mô vốn điều lệ của mình từ mức 14,600 tỷ đồng (năm 2010) lên mức 28,112 tỷ đồng hiện nay (tăng 93%), việc tăng vốn điều lệ là cơ sở giúp ngân hàng nâng cao quy mô và chất lƣợng tài sản sinh lời, tăng năng lực cạnh tranh, giúp ngân hàng phát triển tốt hơn. Ngoài ra, BIDV cũng đã duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR rất tốt (trên 9%) trong suốt giai đoạn này phù hợp với tiêu chuẩn của hiệp ƣớc Basel và của NHNN Việt Nam.

Cùng với việc gia tăng quy mô vốn điều lệ, quy mô Tổng tài sản của BIDV cũng liên tục gia tăng theo các năm với tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản trong giai đoạn này đạt trung bình 15%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng trƣởng bình quân 7,3%/năm, tổng nguồn vốn huy động tăng trƣởng bình quân 16,28%/năm. Nhìn chung ngoại trừ năm 2011 do những tác động khó khăn chung của nền kinh tế nƣớc ta thì các chỉ tiêu kinh doanh chính của BIDV đều tăng trƣởng từ năm 2010 đến nay.

Năm 2014, hiệu quả kinh doanh của BIDV vẫn duy trì mức khá với lợi nhuận trƣớc thuế đạt 6,297 tỷ đồng, tăng trƣởng 20%, ROE đạt 14,4%, ROA đạt 0,8%, EPS đạt 1.700 đồng/cổ phiếu.

Mảng ngân hàng bán lẻ của BIDV cũng có sự cải thiện đáng kể trong năm 2014 với tăng cho vay bán lẻ 36% so với năm 2013 (đạt 79,8 nghìn tỷ đồng), huy động vốn bán lẻ cũng tăng trƣởng 25% đạt 253,7 nghìn tỷ đồng và ngày càng khẳng định vai trò ổn định nền vốn cho BIDV, hiệu quả hoạt động bán lẻ ngày càng đóng góp đáng kể vào thu nhập chung của toàn hệ thống. Hoạt động tín dụng bán lẻ hiện chiếm 17% tổng dƣ nợ của ngân hàng (tăng so với mức 15% trong năm 2013).

Mặc dù kết quả kinh doanh khá khả quan nhƣng hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV cũng cho thấy những điểm yếu còn tồn tại:

 Thu nhập ròng bán lẻ tập trung chủ yếu từ huy động vốn dân cƣ, hoạt động dịch vụ và tín dụng chƣa có nhiều sự đóng góp

 Tăng trƣởng tín dụng bán lẻ đạt tốt nhƣng lợi nhuận không cao. Chất lƣợng tín dụng kiểm soát trong giới hạn nhƣng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nợ xấu

 Các sản phẩm tín dụng chƣa có tính chất đột phá. Việc hoàn thiện cơ chế, quy trình, thủ tục cho vay bán lẻ còn chậm

 Các chi nhánh của BIDV chƣa đẩy mạnh khai thác, tiếp thị các kênh ngân hàng hiện đại (IBMB, Thẻ, POS, ATM)

 Chất lƣợng các dịch vụ bán lẻ chƣa ổn định, tiện ích chƣa đa dạng, thiếu tính cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác

 Các chi nhánh chậm triển khai mô hình kinh doanh bán lẻ do giới hạn về nguồn lực cán bộ, cơ sở vật chất

 Do hạn chế về công nghệ, việc theo dõi và thực hiện chi thƣởng động lực tới từng cán bộ còn thực hiện thủ công

Bên cạnh kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, BIDV cũng luôn tập trung vào quá trình minh bạch hóa thông tin ngân hàng khi là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế IFRS từ năm 1996. BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đƣợc các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế định hạng nhƣ Moody‟s và Standard and Poor‟s. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của BIDV (Bảng 2.7):

Bảng 2.7 Kết quả xếp hạng tín nhiệm BIDV năm 2013 - 2014

Moody’s

Định hạng Kết quả 2013 Kết quả 2014

Triển vọng Ổn định Ổn định

Định hạng tiền gửi nội tệ/ngoại tệ B2/B3 B1/B2

Định hạng năng lực tài chính độc lập E E

Định hạng nhà phát hànhdài hạn B2 B1

Standard & Poor’s

Định hạng Kết quả 2013 Kết quả 2014

Triển vọng Ổn định Ổn định

Định hạng nhà phát hành ngắn hạn B B

Định hạng nhà phát hành dài hạn B+ B+

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2013; website BIDV

Moody‟s đánh giá BIDV là ngân hàng có hệ thống mạng lƣới rộng khắp và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam, công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro của BIDV ngày càng đƣợc nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)