Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35)

Ngƣợc lại với mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, mô hình này chƣa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, quyền quyết định tín dụng dàn đều ở cấp cơ sở.

Điểm mạnh:

 Gọn nhẹ.

 Cơ cấu tổ chức đơn giản.

 Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ hoặc ngân hàng có nhiều chi nhánh phụ thuộc.

Điểm yếu:

 Thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lƣợng tác nghiệp không cao.

 Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phƣơng thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng nên chiến lƣợc của nhà quản trị không thể bám sát với tình hình thực tiễn.

1.3.4.3 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng dưới góc độ tổng thể

Trên cơ sở phƣơng thức tổ chức hoạt động tập trung hoặc phân tán nhƣ trên, các dạng mô hình tổng thể mà ngân hàng đang áp dụng bao gồm:

Mô hình quản trị rủi ro dạng kết hợp 1:

Ngân hàng sử dụng phƣơng thức hoạt động quản trị rủi ro tập trung, cách thức đo lƣờng rủi ro định lƣợng và hình thức kiểm soát kép. Đây là mô hình đƣợc áp dụng tại các nƣớc phát triển với nền kinh tế lành mạnh, chế độ thông tin kế toán, kiểm toán công khai, minh bạch và nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại.

Mô hình quản trị rủi ro dạng kết hợp 2:

Ngân hàng sử dụng phƣơng thức hoạt động quản trị rủi ro phân tán, cách thức đo lƣờng rủi ro định tính và hình thức kiểm soát đơn. Đây là mô hình hoạt động sơ khai nhất của quản trị rủi ro tín dụng và thƣờng đƣợc sử dụng tại các quốc gia đang phát triển.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng dạng chuyển đổi:

Là mô hình kết hợp các cấu phần của mô hình dạng 1 và dạng 2, thƣờng đƣợc áp dụng tại các quốc gia đang phát triển mà trong đó các ngân hàng đang có những nỗ lực mạnh mẽ để cải tiến mô hình quản trị rủi ro tiến lên áp dụng hoàn toàn mô hình dạng 1.

Tại Việt Nam, các ngân hàng đƣợc đánh giá là áp dụng mô hình quản trị rủi ro dạng kết hợp 1 là các ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn, hoạt động kinh doanh hiệu quả nhƣ ACB, VCB, Vietinbank, BIDV, Sacombank… Tại các ngân hàng này, việc đo lƣờng rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện bằng cả phƣơng pháp định tính lẫn định lƣợng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc NHNN chấp thuận, tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tập trung và kiểm soát rủi ro kép với sự tham gia của kiểm toán nội bộ, NHNH…, và cơ chế kiểm soát của thị trƣờng.

Đối với mô hình quản trị rủi ro dạng kết hợp 2 và mô hình quản trị rủi ro tín dụng dạng chuyển đổi thì việc áp dụng lại phổ biến ở các ngân hàng quy mô nhỏ, vốn điều lệ thấp, tiềm lực tài chính, công nghệ quản lý còn yếu kém, đang trong quá trình tái cơ cấu theo chủ trƣơng của NHNN.

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại một số quốc gia trên thế giới

1.4.1.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Accion Microfinance Bank Limited (AMFB) – Nigeria trong kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ Nigeria trong kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ

Nigeria là một quốc gia châu Phi với dân số vào khoảng 150 triệu ngƣời, trong đó có hơn 70% dân số sống dƣới mức nghèo khổ với thu nhập không tới 1,25 $/ngày. Nigeria đƣợc đánh giá là một quốc gia thiếu sự phổ cập của ngân hàng vì có đến 46,3% ngƣời dân không thể tiếp cận đƣợc tới các dịch vụ tài chính. Trong bối cảnh đó, ngân hàng Accion Microfinance đƣợc thành lập vào năm 2007 với mục tiêu hoạt động chính là cung cấp các sản phẩm tín dụng vi mô tới ngƣời dân của quốc gia này (chủ yếu là phát triển nông nghiệp nông thôn) mà trong đó phần lớn khách hàng vay trên cơ sở tín chấp không có tài sản đảm bảo. Hoạt động của ngân hàng Accion Microfinance không đạt đƣợc nhƣ mong đợi trong 2 năm đầu thành lập tuy nhiên lại có bƣớc khởi sắc vào năm thứ 3 và dần trở nên ổn định vào các năm tiếp theo. Sự thành công của Accion Microfinance đƣợc ghi nhận nhờ cách tiếp cận quản trị rủi ro phù hợp với đặc điểm của hoạt động tín dụng cá nhân và tình hình của đất nƣớc Nigeria, cụ thể:

Xây dựng mối quan hệ gắn bó với ngƣời vay: cán bộ ngân hàng cần phải đề cao việc xây dựng và duy trì mối quan hệ gần gũi, gắn kết với ngƣời vay vốn. Việc này không chỉ để thực hiện công việc nhắc nợ hoặc thu tiền trả nợ mà còn để theo sát những khó khăn mà ngƣời vay gặp phải và đƣa ra các tƣ vấn tài chính cần thiết cho họ.

Cho vay theo nhóm: khi cho vay theo nhóm, nếu một cá nhân chậm thanh toán nợ vay ngân hàng thì sẽ ảnh hƣởng đến tín nhiệm tín dụng của cả nhóm và các thành viên trong nhóm sẽ tạo áp lực để buộc cá nhân đó trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Đề cao xác minh năng lực ngƣời vay vốn: cán bộ tín dụng cần kiểm tra kỹ lƣỡng từng thông tin của khách hàng vay bao gồm cả uy tín cá nhân của họ trong cộng đồng dân cƣ.

Tiêu chuẩn hóa sản phẩm, dịch vụ: ngân hàng cần đảm bảo tính đồng nhất về sản phẩm, dịch vụ của mình để phục vụ cho việc đo lƣờng, quản trị và theo dõi.

Thực hiện báo cáo thƣờng xuyên: hoạt động của từng danh mục cấp tín dụng cần phải đƣợc theo dõi, đánh giá và gửi về hội sở chính một cách thƣờng xuyên và những báo cáo này sẽ đƣợc phân tích để theo dõi diễn biến vay mƣợn của khách hàng theo thời gian.

1.4.1.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ của ngân hàng Commonwealth Bank of Australia Bank of Australia

Commonwealth Bank of Australia là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Australia với mạng lƣới hoạt động, đầu tƣ không chỉ tại Australia mà còn mở rộng tại các quốc gia khác nhƣ New ealand, Indonesia và Việt Nam. Commonwealth Bank tổ chức mô hình quản lý rủi ro bao gồm 3 tuyến phòng thủ:

 Tuyến thứ 1: Quản trị doanh nghiệp – rủi ro đƣợc quản lý một cách tốt nhất ngay tại nơi nó phát sinh và do đó, các đơn vị kinh doanh, các bộ phận trực thuộc có trách nhiệm cao nhất trong việc quản trị rủi ro ngay tại đơn vị mình.

 Tuyến thứ 2: Quản trị rủi ro – là khối quản trị rủi ro sẽ cung cấp, đề xuất các ý kiến tƣ vấn chuyên môn, các phân tích về hoạt động rủi ro đang vận hành tại ngân hàng cũng nhƣ xây dựng các chính sách quản trị rủi ro ngân hàng.  Tuyến thứ 3: Kiểm toán độc lập – là khối cung cấp các báo cáo độc lập,

đánh giá về sự tuân thủ cũng nhƣ tính hiệu quả của hệ thống quản lý nội bộ, quy trình quản lý rủi ro và thực thi các quy định pháp luật của tổ chức. Bên cạnh đó, Commonwealth Bank áp dụng các nhân tố sau của quản trị rủi ro tín dụng vào hoạt động kinh doanh hàng ngày:

 Thứ nhất là bộ các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng và tiêu chuẩn danh mục đầu tƣ

 Thứ hai là hệ thống đo lƣờng đánh giá rủi ro tín dụng (dựa vào các công cụ phân tích để tính toán 3 nhân tố chính là PD - Probability of Default, EAD, - Exposure at Default và LGD - Loss Given Default)

1.4.1.3 Kinh nghiệm của Hong Kong trong quản trị rủi ro tín dụng đối với sản phẩm thẻ tín dụng thẻ tín dụng

Theo thống kê của Ủy ban quản lý tiền tệ Hong Kong (HKMA) năm 2003, tổng dƣ nợ đối với nhóm khách hàng cá nhân của hệ thống ngân hàng Hong Kong chiếm 36,5% quy mô, trong đó dƣ nợ đối với sản phẩm thẻ tín dụng chỉ chiếm 6% nhƣng tỷ lệ nợ xấu chiếm đến 8,19%.

Trƣớc thực trạng trên, HKMA đã ban hành cẩm nang quản lý nghiệp vụ thẻ tín dụng trong đó quy định về các chính sách, quy trình quản lý, tiếp thị, quy trình thẩm định, quản lý rủi ro đối với sản phẩm dịch vụ này. Cẩm nang này tiếp tục đƣợc HKMA cập nhật thêm các quy định mới vào các phiên bản ở các năm sau này.

Cùng với việc làm trên, Hong Kong còn tiến hành cải cách việc chia sẻ thông tin tín dụng: mặc dù từ năm 1998 các ngân hàng Hong Kong đã có thể tiếp cận với thông tin tín dụng của ngƣời tiêu dùng nhƣng những thông tin này bị giới hạn ở những dữ liệu thông tin xấu nhƣ việc khách hàng không trả nợ... Đến năm 2003, những thông tin khác của ngƣời vay cũng đã đƣợc báo cáo bao gồm quy mô dƣ nợ, lịch sử thanh toán nợ…

Bên cạnh đó, HKMA còn phối hợp ban hành cẩm nang (không mang tính bắt buộc) về cách thức tiếp cận với khó khăn của ngƣời vay (Hong Kong Approach to Consumer Debt Difficulties) đối với các tổ chức tín dụng nhƣ định hƣớng tiếp cận, cách thức giải quyết những khó khăn của ngƣời vay theo hƣớng đảm bảo lợi ích của khách hàng.

1.4.1.4 Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong hỗ trợ tín dụng cá nhân, hộ gia đình

Từ cuối năm 2012, tổng dƣ nợ tín dụng đối với cá nhân và hộ gia đình tại Hàn Quốc đạt ngƣỡng 853,7 tỷ USD, tỷ lệ nợ của bộ phận dân cƣ so với thu nhập khả dụng

thời điểm này lên đến 136%, mức cao nhất kể từ năm 2003, dƣ nợ có tài sản bảo đảm tại các ngân hàng Hàn Quốc cũng tăng 19,9% so với năm 2009.

Quy mô dƣ nợ bộ phân dân cƣ tăng quá cao so với thu nhập khả dụng của ngƣời dân đƣợc nhìn nhận là một mối nguy hiểm đối với nền kinh tế Hàn Quốc, trƣớc hết ở hai góc độ: thứ nhất, nó làm suy giảm tỷ lệ tiết kiệm của dân cƣ, làm ảnh hƣởng đến vốn đầu tƣ và tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn và thứ hai nó làm tăng nguy cơ nợ xấu ngân hàng, ảnh hƣởng đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính.

Để đối phó với nguy cơ rủi ro cao này, từ tháng 3/2013 chính phủ Hàn Quốc đã thành lập quỹ National Happiness Fund (NHF) – một hình thức của gói hỗ trợ tín dụng với quy mô ban đầu 17 tỷ USD để hỗ trợ cho những ngƣời có mức thu nhập thấp trả nợ (ƣớc tính vào khoảng 3,2 triệu ngƣời không có khả năng chi trả cho các khoản vay nợ của họ), các hình thức cụ thể bao gồm tái cơ cấu nợ các khoản vay hiện hữu, hỗ trợ tín dụng sinh viên thông qua việc hoãn nợ cho đến khi họ ra trƣờng và có việc làm, chuyển đổi các khoản vay với mức lãi suất cao thành các khoản vay có mức lãi suất thấp…

Đến cuối năm 2013, các báo cáo cho thấy đã có ít nhất 230 nghìn ngƣời dân Hàn Quốc giảm đƣợc gánh nặng nợ nần của mình nhờ sự hỗ trợ của quỹ NHF.

1.4.2 Bài học cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm quốc tế có thể nhận thấy, để kiểm soát tốt rủi ro tín dụng bán lẻ cần có sự phối hợp một cách đồng bộ cả về phía ngân hàng lẫn sự can thiệp, hỗ trợ từ chính phủ, cụ thể:

Các ngân hàng thƣơng mại phải hoàn thiện quy trình kiển soát rủi ro tín dụng, thực hiện tách bạch vai trò, chức năng của từng bộ phận trong quy trình cho vay, xem hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng là một hoạt động ƣu tiên hàng đầu trong kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt không chỉ giới hạn trong các khâu phân tích, thẩm định tín dụng mà cần phải áp dụng ngay từ khâu kinh doanh, tiếp thị sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.

Ngân hàng cần ƣu tiên đầu tƣ công nghệ, kỹ thuật để xây dựng các công cụ đánh giá, kiểm soát rủi ro tín dụng một cách tiên tiến, tránh các yếu tố nhận định cảm quan

trong thẩm định tín dụng, giúp nhân viên tín dụng có cái nhìn rõ ràng hơn về rủi ro tiềm ẩn của khách hàng khi phân tích hồ sơ vay vốn đồng thời phát triển các hệ thống giúp nhà quản trị kiểm soát rủi ro tín dụng theo từng danh mục tín dụng của ngân hàng mình.

Các ngân hàng cần sẵng sàng minh bạch mức độ nợ xấu tại đơn vị mình nhất quán theo các nguyên tắc của hiệp ƣớc Basel II và tiến tới là áp dụng Basel III. Theo báo cáo của ủy ban giám sát tài chính quốc gia NFSC năm 2013 thì một phần lớn các khoản cho vay cần chú ý đƣợc các ngân hàng báo cáo thực chất là nợ xấu, và vì thiếu minh bạch trong công tác phân loại rủi ro tín dụng nhƣ vậy sẽ dẫn đến thiếu các bƣớc đi kiểm soát thích hợp để đảm bảo an toàn trong kinh doanh của các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã giới thiệu tổng quan cơ sở lý luận về tín dụng bán lẻ, rủi ro tín dụng bán lẻ và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đi vào phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của hình thức cấp tín dụng này, từ đó làm cơ sở tiền đề để đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong Chƣơng 2 tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ÐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ÐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – BIDV đƣợc thành lập ngày 26/04/1957 theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Ngày 18/11/1994 NHNN Việt Nam ban hành quyết định số 293/QĐ-NH9 cho phép BIDV đƣợc kinh doanh đa năng nhƣ một Ngân hàng Thƣơng mại.

Ngày 27/4/2012 Ngân hàng BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

Ngày 6/8/2013, Ngân hàng BIDV tăng vốn điều lệ lên 28.112.026.440.000 đồng, trong đó vốn nhà nƣớc chiếm 95,76%.

Ngày 24/01/2014, cổ phiếu của BIDV (BID) chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

Đến thời điểm hiện tại, BIDV hoạt động với 127 chi nhánh, hơn 600 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm, hiện diện thƣơng mại tại Cộng hòa Séc, Myanmar, Lào, Campuchia và hơn 18,000 cán bộ toàn hệ thống, là một trong 3 ngân hàng có mạng lƣới lớn nhất Việt Nam.

Ngân hàng BIDV chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực:

 Hoạt động ngân hàng thƣơng mại: bao gồm các hoạt động chính nhƣ huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng thƣơng mại khác;

 Hoạt động ngân hàng bán lẻ, tập trung phục vụ các tầng lớp dân cƣ, phát triển các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn/cho vay/thanh toán đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của cá nhân; phát triển các sản phẩm thẻ;

 Hoạt động ngân hàng đầu tƣ: BIDV thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tƣ dƣới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính hoặc loại hình công ty khác mà BIDV nắm giữ cổ phần hoặc có phần vốn góp theo quy định của pháp luật.

 Bảo hiểm: BIDV thực hiện cung ứng dịch vụ bảo hiểm dƣới hình thức thành lập công ty có liên quan hoặc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)