Đồng hành xây dựng thương hiệu Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 82 - 84)

Theo lộ trình phát triển, VCB đang hướng đến để trở thành Ngân hàng số một tại Việt Nam, một trong 300 Tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất vào năm 2020.

Hãng tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance bình chọn Vietcombank trong danh sách 500 Thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất thế giới. Tạp chí Forbes cũng xếp hạng Vietcombank trong danh mục 2.000 Công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới. Qua đó giá trị thương hiệu so với các ngân hàng trong khu vực không ngừng tăng lên.

Để tăng tính khác biệt của thương hiệu phải tối đa hóa nguồn lực nội bộ để mang tới sự đồng nhất ra bên ngoài. Do đó, bên cạnh hoạt động truyền thông nội bộ về giá trị của thương hiệu Vietcombank cần đầu tư các chương trình giúp nhân viên tham gia tiếp sức cho thương hiệu. Luôn đề cao quan điểm nguồn lực nội bộ làm nên sức mạnh Vietcombank đó chính là người lao động. Phải chú trọng phát triển và tạo điều kiện cho các bộ công nhân viên phấn đấu, cống hiến, được đãi ngộ xứng đáng và được tôn vinh.

Cần đưa ra các giải pháp tăng tính bảo vệ cho thương hiệu, xử lý đối phó rủi ro thương hiệu và tăng khả năng thích ứng với thay đổi của thị trường. Vietcombank cần xác định tiêu chí làm nên sức mạnh của thương hiệu là đầu tư cho thương hiệu, tài sản thương hiệu và năng lượng của thương hiệu.

3.3.1.7. Giải pháp về an ninh và bảo mật

Trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của dịch vụ NHĐT đó là vấn đề bảo mật và an toàn. Để dịch vụ NHĐT phát triển, Vietcombank cần phải thực hiện các giải pháp bảo mật, an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử, cụ thể :

Thứ nhất: Vietcombank xây dựng trung tâm dự phòng, cảnh báo sự cố để có thể hạn chế khả năng xảy ra sự cố, ứng phó một cách nhanh chóng với những sự cố có thể xảy ra.

Thứ hai: Vietcombank phải áp dụng công nghệ mã hóa để kết nối giữa các Chi nhánh trong hệ thống. Với đặc tính lan truyền nhanh chóng của các sự cố công nghệ, sự cố xảy ra bất cứ điểm nào trong hệ thống đều có thể ảnh hưởng tới toàn hệ thống.

Thứ ba: Vietcombank phải chú trọng cảnh báo khách hàng về nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng dịch vụ NHĐT, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT an toàn.

Thứ tư: Lựa chọn giải pháp xác thực và bảo mật an toàn giao dịch NHĐT phù hợp. Có nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề xác thực và bảo mật an toàn giao dịch NHĐT: sử dụng bàn phím ảo, phương pháp mật khẩu một lần(One time password), xác thực hai phương thức (Two factor Authentication), dùng thiết bị khóa phàn cứng (Hardware token), thẻ thông minh (TTM) có chữ ký số (PKI Smartcard),

Thứ năm: Xây dựng quy trình nghiệp vụ an ninh chặt chẽ. Quy trình giải quyết vấn đề an ninh NHĐT có thể chia làm ba giai đoạn; Giai đoạn 1: tập trung vào các chính sách, thủ tục và thông lệ liên quan tới an ninh hoạt động NHĐT. Trong giai đoạn này, thông tin của khách hàng được chuyển từ máy tính của khách hàng tới máy tính chủ của ngân hàng; Giai đoạn 2: Liên quan tới môi trường an ninh nơi mà máy chủ của ngân hàng hoạt động và dữ liệu của khách hàng lưu giữ. Giai đoạn cuối cùng là quy trình cập nhật giải pháp an ninh liên tục không bao giờ kết thúc.

Thứ sáu: Vietcombank phải tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược để học hỏi kinh nghiệm cũng như mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn việc đầu tư và sử dụng công nghệ bảo mật, công nghệ thanh toán an toàn.

3.3.2. Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại 3.3.2.1 Hoàn thiện và tăng trưởng các dịch ngân hàng điện tử đã có:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)