Vị trí, vai trò và cấu trúc chương trình môn Chính trị ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 35 - 41)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Vị trí, vai trò và cấu trúc chương trình môn Chính trị ở các trường

đẳng sư phạm Lào

1.2.2.1. Vị trí, vai trò của môn Chính trị ở các trường Cao đẳng sư phạm Lào

Ngay từ khi thành lập ngày 22/3/1955, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng sáng tạo của Đảng đã đưa cách mạng Lào đạt được những thành quả thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Với ý nghĩa đó, Đảng và Nhà nước Lào đã đưa các môn Lý luận chính trị Mác - Lênin, Lịch sử của Đảng, Đường lối cách mạng nhân dân Lào vào chương trình dạy học của các trường Đại học, Cao đẳng, trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; coi đó là những môn học quan trọng, cần thiết và bắt buộc dạy trong nhà trường nhằm trang bị cho người học nền tảng tư tưởng, chính trị vững chắc, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Việc các môn học Lý luận chính trị được Bộ Giáo dục và Thể thao Lào coi trọng và đưa vào thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là để đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào trong việc tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho thế hệ trẻ ở Lào.

Đại hội IX (2011) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chỉ rõ nhiệm vụ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở các nhà trường: “Trước mắt, chúng ta phải tập trung làm công tác giáo dục chính trị - tư tưởng để nâng cao sự hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, nhằm xây dựng sự đoàn kết thống nhất về tư tưởng, quan điểm và hành động trong tổ chức thực tiễn cũng như việc phát huy truyền thống, bản chất và lý tưởng của Đảng; nghiên cứu, học tập lý luận Mác - Lênin theo hướng phát triển lý luận phù hợp với điều kiện mới. Tích cực đổi mới và chỉnh lại các nội dung giáo trình, chương trình dạy và học lý luận chính trị ở các trường trong hệ thống trường Đảng, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phù hợp với thực tiễn của đất nước...” [22; tr.44].

thao Lào đã chỉ đạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đổi mới nội dung chương trình, đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học đối với các môn Lý luận chính trị.

Đối với các trường Cao đẳng ở Lào, môn Lý luận chính trị được dạy trong chương trình với tổng số 46 tiết chia làm hai môn Chính trị 1 và Chính trị 2. Môn học có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên các nhà trường. Thông qua môn học nhằm mục tiêu:

- Giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận cách mạng, củng cố cho sinh viên niềm tin và cơ sở khoa học vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Nhà nước.

- Nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên, giúp họ trở thành người công dân tốt, trung thành với đất nước, với nhân dân.

- Giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác, tích cực trong các hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người cho sinh viên [6; tr.19].

Với mục tiêu trên, quá trình giáo dục môn Chính trị của các trường Cao đẳng thực chất chính là quá trình phổ biến, truyền bá một cách cơ bản, có hệ thống nền tảng tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lênin và Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến sinh viên, giúp cho họ có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cao đẹp, có lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Khi ra trường họ mới trở thành những người cán bộ giỏi đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

1.2.2.2. Cấu trúc chương trình môn Chính trị ở các trường Cao đẳng sư phạm Lào

Trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng ở các trường Cao đẳng của Lào, môn học này có tên là Chính trị và được chia làm hai phần: Chính trị 1 và Chính trị 2 dạy trong hai năm đầu cho sinh viên toàn trường được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao. Nội dung, chương trình các môn học này được thống nhất dạy trong phạm vi cả nước, vì thế không có sự

khác biệt giữa các trường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung đào tạo của từng trường mà việc phân bổ các loại giờ dạy của phần có khác nhau.

Môn Chính trị 1 được cấu trúc gồm 6 bài tập trung vào nội dung về Hệ thống chính trị Lào, Đường lối lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng cách mạng Lào đối với các vấn đề chính trị - xã hội, các chính sách quản lý và phát triển xã hội. Môn Chính trị 1 được xây dựng để dạy cho sinh viên năm thứ nhất với dung lượng 14 tiết gồm các bài cụ thể sau đây:

Bài 1: Hệ thống chính trị và chính quyền hành chính của nước CHDCND Lào

Bài 2: Chế độ dân chủ nhân dân

Bài 3: Chính sách cơ cấu kinh tế và các cơ chế quản lý kinh tế Bài 4: Chính sách trong Công tác quốc phòng - an ninh

Bài 5: Chính sách văn hóa xã hội và phát triển nhân lực Bài 6: Chính sách đối ngoại của Nước CHDCND Lào

Môn chính trị 2 được cấu trúc làm hai phần: Phần 1. Kiến thức cơ bản của Triết học (gồm 4 chương) và Phần 2. Kinh tế chính trị (gồm 3 chương). Môn Chính trị 2 được xây dựng dạy cho sinh viên năm thứ 2 với dung lượng 32 tiết. Ở môn chính trị 2 tập trung vào cung cấp cho sinh viên nội dung kiến thức cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về các khái niệm, nguyên lý, phạm trù, quy luật cơ bản của triết học và kinh tế chính trị nhằm trang bị cho người học về thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp luận khoa học; có sự hiểu biết đúng đắn về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa để có sự nhận thức và hành động thiết thực trong xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nêu ra.

Phần 1. Kiến thức cơ bản về triết học

Chương 1. Kiến thức chung về triết học Chương 2. Triết học Mác - xít

Chương 3. Vật chất và ý thức

Chương 4. Các nguyên lý, các quy luật và các phạm trù của phép biện chứng duy vật

Chương 5. Nhận thức lý luận duy vật biện chứng

Phần II. Kinh tế chính trị

Chương 6. Kinh tế và vấn đề cơ bản của kinh tế chính trị 1. Ý nghĩa của môn kinh tế chính trị

2. Sự ra đời của môn kinh tế chính trị 3. Vấn đề cơ bản của kinh tế chính trị

4. Mối liên hệ của môn kinh tế chính trị và môn khác 5. Lợi ích học tập môn kinh tế chính trị

Chương 7. Hàng hóa, tiền tệ và quy luật giá trị 1. Hàng hóa và sản xuất hàng hóa

2. Lượng giá trị hàng hóa 3. Đạo đức của người sản xuất

4. Tiền, chức năng của tiền và tầm quan trọng của tiền 5. Quy luật giá trị

Chương 8. Tư bản, giá trị tặng dư và tích lũy tư bản 1. Tư bản

2. Giá trị thặng dư 3. Tích lũy tư bản

4. Sự sản xuất tư bản xã hội

Môn Chính trị là môn khoa học đặc biệt, chứa đựng một khối lượng kiến thức rất rộng, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính giai cấp, lập trường tư tưởng rõ ràng. Các khái niệm, nguyên lý, phạm trù, quy luật thường có tính trừu tượng, khái quát cao. Những quan điểm, nguyên tắc thường được xem là khô khan, cứng nhắc đối với sinh viên. Cho nên, để giờ dạy có hiệu quả, đòi hỏi

mỗi giảng viên phải phát huy hết khả năng và trí tuệ của mình trong dạy học, phải biết gắn lý luận với thực tiễn của xã hội và người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đặc biệt phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học kết hợp với các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại

Kết luận chương 1

Trong chương này chúng tôi trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về việc vận dụng tình huống trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Chính trị nói riêng. Đối với hệ thống giáo dục của Lào, chưa có một công trình nghiên cứu độc lập nào về việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị ở các trường Cao đẳng ở Lào. Với mong muốn, nâng cao chất lượng dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, đề tài luận văn có nhiệm vụ kế thừa các công trình khoa học đi trước để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài đã nêu ra.

Cũng trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận của việc vận dụng tình huống trong dạy môn Chính trị ở các trường Cao đẳng sư phạm Lào. Nêu ra quan niệm về tình huống, tình huống dạy học, việc vận dụng tình huống vào dạy học môn Chính trị. Đồng thời, đưa ra cấu trúc, phân loại tình huống, các bước thực hiện và yêu cầu sư phạm của việc vận dụng tình huống vào dạy học môn Chính trị. Chỉ ra ưu điểm và hạn chế của việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị để cho thấy không có bất cứ phương pháp dạy học nào là vạn năng, muốn phát huy được tính tích cực cho người học đòi hỏi người giảng viên phải lựa chọn kết hợp các phương dạy học khác nhau sao cho phù hợp với nội dung bài học.

Ở chương này, chúng tôi cũng nêu lên được vị trí, vai trò và cấu trúc của môn Chính trị dạy ở các trường Cao đẳng sư phạm Lào. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất quy trình vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng sư phạm Khang Khai trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH VẬN DỤNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHANG KHAI, TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 35 - 41)