7. Kết cấu của đề tài
2.3.4. Điều kiện về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật là yếu tố quan trọng, có vai trò hỗ trợ tích cực trong quá trình dạy - học. Vận dụng tình huống trong dạy học không bắt buộc phải sử dụng nhiều phương tiện, trang thiết bị dạy học như một số phương pháp khác. Tuy nhiên, nếu có phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại hỗ trợ, phương pháp dạy học này chắc chắn sẽ được nâng cao hiệu quả.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhà trường cần ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống các phòng học, bàn ghế tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghép nhóm, di chuyển khi thảo luận giải quyết tình huống. Mặt khác, nhà trường cũng cần nâng cấp trang bị thêm các phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học như máy tính, máy chiếu, thư viện có máy tính kết nối Internet giúp sinh viên có thể tra cứu, tìm kiếm tài nguyên của môn học. Nhà trường cũng cần đầu tư kinh phí để bổ sung thêm các nguồn học liệu đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên đối với môn Chính trị. Hiện nay, nguồn học liệu của môn học trong nhà trường chưa nhiều, chưa phong phú, ít tư liệu cập nhật mới.
Một số yêu cầu về cơ sở vật chất cần đảm bảo cho việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2:
- Phòng học phải rộng rãi, thoáng mát, bàn ghế phải cơ động dễ thay đổi vị trí cho phù hợp với việc vận dụng tình huống trong dạy học.
- Sách giáo trình và các tài liệu tham khảo phải đầy đủ, đa dạng, phong phú, thư viện phải đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu thuận tiện và nhanh gọn của sinh viên.
- Các phòng học môn Chính 2 cần có máy chiếu, máy tính, kết nối Internet để giảng viên thực hiện được phương pháp dạy học này hiệu quả.
Kết luận chương 2
Trong chương này chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều tra thực trạng vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.
Thông qua việc tìm hiểu khái quát về nhà trường, trình độ, đội ngũ giảng dạy môn Lý luận chính trị của nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên về đặc trưng, mức độ vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở nhà trường; những khó khăn ảnh hưởng tới quá trình vận dụng tình huống trong dạy học của giảng viên và sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy, giảng viên đã thực hiện việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 nhưng chưa thường xuyên, chưa đúng quy trình, chưa phát huy được hết những ưu thế của phương pháp dạy học này.
Trên cơ sở đánh giá kết quả khảo sát, chúng tôi đã nêu ra năm nguyên tắc xây dựng quy trình và đề xuất quy trình trình vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 với bốn bước thực hiện bao gồm: Lập kế hoạch việc vận dụng tình huống trong dạy học; Xác định nội dung dạy học; Thiết kế bài giảng lên lớp; Thực hiện bài giảng trên lớp.
Để thực hiện được tốt quy trình nêu ra, chúng tôi cũng đã đưa ra bốn điều kiện cần thiết để vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng bao gồm điều kiện về: giảng viên, sinh viên, nhà trường và các cấp quản lý, điều kiện cơ sở vật chất.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC VẬN DỤNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC
MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHANG KHAI, TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO