7. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Quy trình thực hiện việc vận dụng tình huống trong dạy học môn
Chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai
2.2.2.1. Lập kế hoạch việc vận dụng tình huống trong dạy học
Lập kế hoạch cho việc vận dụng tình huống trong dạy học là việc làm quan trọng, cần thiết của người giảng viên khi bắt đầu chuẩn bị cho một bài giảng mới. Việc lập kế hoạch giữ vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động của giảng viên và sinh viên. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ kết quả của quá trình tiếp thu bài mới, củng cố tri thức bài cũ.
Khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, giảng viên cần lập kế hoạch chi tiết bao gồm:
- Dự kiến về thời gian: Tùy vào mục đích sử dụng, nội dung, tính chất của tình huống để phân bố thời gian sao cho hợp lí.
trong phòng học bộ môn.
- Dự kiến về phương tiện dạy học: Phấn trắng, bảng đen; sơ đồ; máy chiếu; phim, ảnh; bộ dụng cụ thí nghiệm. Tùy vào từng tình huống, giảng viên có thể minh họa hình ảnh từ tranh ảnh, sách báo, các clip, video hoặc cho đóng vai để làm cho tình huống thêm hấp dẫn hơn.
- Dự kiến về các phương pháp có thể phối hợp: Thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan, thảo luận, hoạt động nhóm.
- Dự kiến những phát sinh ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết tình huống.
2.2.2.2. Xác định nội dung dạy học vận dụng tình huống
Trong quá trình vận dụng tình huống vào dạy học, nội dung dạy học là thành tố cơ bản của quá trình dạy học này. Đây là khâu quan trọng để quy định nội dung hoạt động của cả thầy và trò trong tiến trình dạy học. Xác định nội dung dạy học là việc lựa chọn những đơn vị kiến thức cơ bản của bài học để xây dựng tình huống vận dụng sao cho phù hợp với bài học, đáp ứng được mục tiêu của bài học.
Trong chương trình Chính trị 2, không phải chương nào cũng vận dụng được tình huống vào dạy học và càng không thể vận dụng tình huống cho cả một bài học. Khi vận dụng phương pháp dạy học này, giảng viên cần phải nghiên cứu, lựa chọn bài dạy, lựa chọn nội dung để vận dụng tình huống sao cho phù hợp nhất giúp sinh viên vừa tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, vừa không cảm thấy căng thẳng, áp lực hoặc nhàm chán, mệt mỏi. Trong quá trình soạn bài, giảng viên cần lưu ý chọn những tình huống có vấn đề, tạo hứng thú, kích thích tư duy sáng tạo của sinh viên gắn với yếu tố thực tiễn nghề nghiệp, hoặc gắn với thực tiễn đời sống xã hội. Điều này là tương đối khó và không phải giảng viên nào cũng có thể làm tốt. Do đó, trước khi tổ chức thực hiện việc vận dụng tình huống trong dạy học, giảng viên cần xác định trước nội dung tình huống căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung bài học, lựa chọn nội dung để vận dụng tình huống cho phù hợp nhất đem lại hiệu quả cho môn học.
Sau khi giảng viên đã lựa chọn được nội dung để vận dụng tình huống, lập kế hoạch dạy học, giảng viên cần tiến hành thiết kế bài giảng theo phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học. Cùng với quá trình tổ chức dạy học, đây là khâu vô cùng quan trọng góp phần quyết định chất lượng giờ dạy. Quy trình thiết kế bài giảng vận tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của bài học nói chung và của phần vận dụng tình huống nói riêng. Mục tiêu dạy học là những cái cần đạt được và nhằm đạt tới. Khi thiết kế bài giảng vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2, giảng viên cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức (tri thức cần nắm được theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng), mục tiêu về kỹ năng (những kỹ năng cần đạt được sau bài học hoặc sau các đơn vị kiến thức dạy học theo tình huống: Kỹ năng hợp tác; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp) hình thành cho sinh viên năng lực tư duy biện chứng, năng lực phản biện xã hội, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn và mục tiêu về thái độ (thái độ chủ động, tích cực, thái độ tôn trọng tri thức khoa học của học sinh).
Bước 2: Phân tích kết cấu tri thức của bài học, của các đơn vị kiến thức trong bài để vận dụng tình huống một cách phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, tài liệu học tập, phương tiện dạy học. Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài, từng nội dung thảo luận mà giảng viên lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học và các tài liệu, tư liệu phục vụ hoạt động học tập của sinh viên một cách phù hợp. Vận dụng tình huống trong dạy học cần được kết hợp hài hòa với các phương pháp khác để tối ưu hóa hoạt động dạy và học trong điều kiện thực tế của nhà trường, của lớp học.
Để thực hiện tốt việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2, việc lựa chọn và chuẩn bị tài liệu học tập, phương tiện dạy học cần được giảng viên, sinh viên lựa chọn, sử dụng một cách linh hoạt như: Giáo trình, những tình
huống nảy sinh trong thực tiễn, các tư liệu khác như phim, ảnh, biểu đồ, mô hình, bút dạ, màu, thước kẻ, bút dấu, thông tin liên quan đến nội dung bài học…
Bước 4: Lựa chọn tình huống phù hợp với trình độ, năng lực của sinh viên những phải gắn với kiến thức của bài học. Việc làm này rất quan trọng đối với người giảng viên khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2. Vì nếu tình huống đưa ra quá khó hoặc quá dễ đều ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giờ dạy. Về nguyên tắc, giảng viên cần chọn những tình huống có vấn đề để sinh viên thảo luận tìm cách giải quyết. Việc chọn những tình huống có vấn đề không chỉ dừng lại ở kiến thức có trong sách giáo trình mà giảng viên phải lựa chọn những tình huống phù hợp với đối tượng người học, đáp ứng mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đồng thời hướng đến phát huy tính sáng tạo của sinh viên. Vấn đề đặt ra là giảng viên phải lựa chọn tình huống đảm bảo vừa phù hợp với đối tượng sinh viên, vừa phù hợp với mục tiêu kiến thức cần truyền đạt và phải hướng đến hình thành ở người học những kỹ năng, năng lực cần thiết. Mặc dù, tình huống và cách giải quyết đã được giảng viên chuẩn bị trước, nhưng tùy theo tình hình học tập của sinh viên trong buổi học, trong tiết học mà giảng viên có thể thay đổi câu hỏi và cách giải quyết vấn đề cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cho giờ học.
2.2.2.4. Thực hiện bài giảng trên lớp
Thực hiện dạy học trên lớp là sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học, thống nhất giữa chủ thể người dạy và người học. Đối với việc vận dung tình huống trong dạy học môn Chính trị 2, chúng tôi đề xuất 5 bước sau:
Bước 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ:
Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ là khâu cần thiết trong dạy học. Việc kiểm tra bài cũ của sinh viên không những giúp người học nắm vững kiến thức đã học mà còn có sự liên thông giữa kiến thức đã học và kiến thức của bài mới.. Do vậy, kiểm tra bài cũ giúp sinh viên hiểu bài mới tốt hơn. Việc kiểm tra bài cũ có thể tiến hành ở mọi thời điểm trong quá trình học, song tốt nhất là kiểm tra ở đầu giờ học.
chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết) của sinh viên trước khi vào bài mới.
Bước 2: Giới thiệu bài mới
Giới thiệu bài mới đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc lôi cuốn sinh viên vào hoạt động dạy học của giảng viên. Sự mở đầu ấy có tạo được hứng thú hay không đều ảnh hưởng sâu sắc đến cả tiến trình bài giảng. Giới thiệu bài mới có thể coi là một nghệ thuật, dựa trên mức độ làm chủ kiến thức trọng tâm mỗi bài giảng của giảng viên và cần được thể hiện một cách tự nhiên, sinh động, phù hợp với đối tượng. Để giới thiệu bài mới hấp dẫn đối với sinh viên, giảng viên cần căn cứ vào đối tượng người học, bài học và cả nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm dạy học, sự linh hoạt, sáng tạo của bản thân.
Bước 3: Dạy bài mới
Đây là bước mà giảng viên phải tổ chức, hướng dẫn sinh viên suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng phương pháp dạy học phù hợp. Đối với việc vận dụng tình huống trong dạy học, bước dạy bài mới được tiến hành cụ thể như sau:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu bài dạy
Đây là bước đầu tiên và có vai trò rất quan trọng, chi phối toàn bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành bài giảng, là cơ sở đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Căn cứ vào mục tiêu bài giảng giảng viên lựa chọn tình huống dạy học cho phù hợp.
Thứ hai: Nêu tình huống có vấn đề
Đây là bước có tính chất quyết định không khí tiết học và tiến trình giờ học. Sinh viên sẽ tiếp nhận bài tập tình huống do giảng viên nêu ra; suy nghĩ tìm kiếm phương hướng và cách thức giải quyết. Giảng viên cần dành một thời gian thích hợp để sinh viên trao đổi, tiếp nhận vấn đề, định hướng hoạt động học tập của bản thân. Mục tiêu cần đạt được ở bước này là định hướng giờ học theo tư tưởng dạy học tích cực, kích thích tính sáng tạo trong tư duy của sinh viên và chuyển trạng thái hoạt động học tập của sinh viên từ thụ động sang chủ
động. Hoạt động của giảng viên ở bước này là kết quả của một quá trình chuẩn bị chu đáo, thể hiện vai trò chủ động, sáng tạo với việc hướng dẫn hành động của sinh viên.
Thứ ba: Giải quyết tình huống
Giảng viên là người đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn, còn sinh viên thực hiện hành động qua định hướng của giảng viên. Để giúp sinh viên khắc phục những khó khăn khi giải quyết tình huống, giảng viên cần phải khéo léo vạch ra con đường tìm kiếm tri thức cho sinh viên thông qua hệ thống câu hỏi liên quan đến tình huống. Câu hỏi gợi mở, hướng dẫn của giảng viên sẽ có tính chất hỗ trợ, dẫn dắt hành động của sinh viên. Việc đưa ra các cách thức xử lý tình huống của sinh viên là sự phản hồi trở lại để giảng viên và sinh viên điều chỉnh tiến trình giờ học kịp thời, đúng hướng. Vai trò chỉ đạo, cố vấn của giảng viên đối với sinh viên khi giải quyết tình huống còn phụ thuộc vào trình độ giải quyết tình huống của sinh viên. Đối với sinh viên thụ động, lười tư duy, nhận thức chậm giảng viên cần đặt ra nhiều câu hỏi để gợi ý. Ngược lại, đối với sinh viên khá giỏi có thể tự mình giải quyết tình huống mà không cần sự hỗ trợ của giảng viên. Khi hướng dẫn sinh viên giải quyết tình huống, giảng viên cần chú ý vào các mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống, căn cứ vào các mâu thuẫn đó để hướng dẫn các thao tác tư duy cho sinh viên.
Thứ tư: Giảng viên nhận xét, đánh giá, kết luận
Mục đích cuối cùng của việc giải quyết tình huống là nhằm giúp sinh viên rút ra các khái niệm, qua đó nắm vững tri thức của bài học, hoàn thành nhiệm vụ nhận thức đã đặt ra. Như vậy, công việc chủ yếu của bước 3 trên là thực hiện các thao tác tổng hợp, khái quát vấn đề để sinh viên nắm vững kiến thức. Giai đoạn thứ 4 này đòi hỏi sinh viên phải thành thạo trong việc đối chiếu kết quả thu được với yêu cầu của tình huống và với lí thuyết đã học để đi đến lĩnh hội được tri thức mới và vận dụng nó vào thực tiễn.
Bước 4: Luyện tập, củng cố
Kết thúc mỗi bài giảng, giảng viên cần dành thời gian cần thiết để củng cố, luyện tập lại kiến thức đã học cũng như việc vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Trong khâu này, giảng viên khái quát lại nội dung bài học thành hệ thống, các đơn vị kiến thức được kết nối theo một lôgic. Việc củng cố này giúp sinh viên thấy được tổng thể nội dung bài học, thấy được các kiến thức trọng tâm, nhờ vậy sinh viên ghi nhớ kiến thức của bài học dễ dàng hơn. Luyện tập, củng cố kiến thức có thể được tiến hành bằng việc yêu cầu sinh viên làm bài tập, hoặc trả lời câu hỏi hoặc bằng hình thức đố vui… Tùy vào nội dung bài học, giảng viên lựa chọn cách thức củng cố và luyện tập cho phù hợp.
Bước 5: Hướng dẫn sinh viên học bài ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết học sau (Hoạt động tiếp nối)
Đây là bước đơn giản song không kém phần quan trọng. Bởi lẽ hướng dẫn sinh viên học bài và chuẩn bị bài học mới giúp các em một lần nữa củng cố thêm kiến thức đã được học, giúp sinh viên ghi nhớ bài học lâu hơn và có hệ thống hơn.