Việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 46 - 59)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2ở trường

đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng

Để nghiên cứu làm rõ thực trạng vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng chúng tôi tiến hành như sau:

- Mục đích nghiên cứu thực trạng:

Tìm hiểu, phân tích làm rõ thực trạng vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng.

- Nội dung nghiên cứu:

+ Đánh giá nhận thức của giảng viên và sinh viên về đặc trưng và tầm quan trọng của việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2.

+ Mức độ vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2.

+ Phương pháp và quy trình mà giảng viên thường dùng để vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2.

+ Những khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phỏng vấn trực tiếp giảng viên giảng dạy môn Chính trị 2 và sinh viên về các vấn đề nghiên cứu.

+ Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên. + Điều tra bằng bản anket để thu thập ý kiến của giảng viên và sinh viên về vấn đề cần nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu:

Để tìm hiểu thực trạng vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2, chúng tôi điều tra thăm dò với 9 giảng viên dạy Lý luận Chính trị và 112 sinh viên của các lớp sư phạm Toán K7 (30 sinh viên), sư phạm Hóa K7 (25 sinh viên), sư phạm Văn K7 (29 sinh viên), sư phạm Sử K7 (28 sinh viên)

- Kết quả điều tra và phân tích dữ liệu:

Đối với giảng viên: chúng tôi đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu về

nhận thức của giảng viên đối việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 và những khó khăn mà giảng viên gặp phải khi sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học tại trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng.

Trước hết, chúng tôi tiến khảo sát về mức độ nhận thức của giảng viên đối với đặc trưng của phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, kết quả thu được như sau:

Kết quả thu được cho thấy, đa phần giảng viên được hỏi đều có nhận thức đúng về đặc trưng của phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị (chiếm tỷ lệ 77,8% ý kiến được hỏi) đó là việc giảng viên đưa ra các tình huống (có thật hoặc hư cấu) chứa đựng nội dung bài giảng liên quan đến kiến thức các môn Chính trị. Sinh viên suy nghĩ, thảo luận đưa ra cách xử lý tình huống. Giảng viên đưa ra kết luận cuối cùng. Hoặc là việc sinh viên nêu ra tình huống và xử lý tình huống dưới sự hướng dẫn của giảng viên gắn với nội dung bài giảng. Giảng viên đưa đưa ra kết luận cuối cùng. Việc nhận thức đúng về phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học sẽ giúp giảng viên thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học khi sử dụng phương pháp này.

Tuy nhiên, vẫn còn có số ít giảng viên (chiếm tỷ lệ 22,2% ý kiến được hỏi) chưa nhận thức đúng về phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị. Điều này sẽ gây ra những khó khăn nhất định nếu giảng viên vận dụng phương pháp này vào dạy học môn Chính trị. Do đó, cần phải thường xuyên

nâng cao trình độ nhận thức cho giảng viên về việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học để mang lại hiệu quả cho môn học.

Bảng 2.1. Sự nhận thức của giảng viên về đặc trưng của phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị

STT

Đặc trưng của phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học

môn Chính trị

Ý kiến

Số lượng Tỷ lệ %

1

Giảng viên đưa ra các tình huống (có thật hoặc hư cấu) chứa đựng nội dung bài giảng liên quan đến kiến thức các môn Chính trị. Sinh viên suy nghĩ, thảo luận đưa ra cách xử lý tình huống. Giảng viên đưa ra kết luận cuối cùng.

7/9 77,8

2

Sinh viên nêu ra tình huống và xử lý tình huống dưới sự hướng dẫn của giảng viên gắn với nội dung bài giảng. Giảng viên đưa đưa ra kết luận cuối cùng.

7/9 77,8

3

Sinh viên các nhóm thảo luận, trao đổi về các nhiệm vụ học tập nêu ra gắn với tình huống học tập.

1/9 11,1

4

Giảng viên nêu tình huống và đưa ra cách xử lý tình huống không cần có sự thảo luận của sinh viên.

1/9 11,1

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Thứ hai,chúng tôi tìm hiểu nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 tại nhà trường. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng

của việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng

STT Tầm quan trọng của việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2

Ý kiến Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất cần thiết 2/9 22,2 2 Cần thiết 5/9 55,6 3 Bình thường 1/9 11,1 4 Không cần thiết 1/9 11,1

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả thống kê trên đây cho thấy đa phần giảng viên được hỏi đều đánh giá cao mức độ cần thiết (chiếm tỷ lệ 55,6% ý kiến được hỏi) và rất cần thiết (chiếm tỷ lệ 22,2% ý kiến được hỏi) việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai. Chỉ có số ít giảng viên cho rằng việc vận dụng phương pháp dạy học là không cần thiết đối với môn chính trị 2 (chiếm tỷ lệ 11,1%). Việc vẫn còn giảng viên chưa xem trọng việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 cũng điều tất yếu, vì mỗi giảng viên có một thế mạnh riêng trong khi sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau. Có thể với người này phương pháp này chiếm ưu thế, với người khác phương pháp dạy học khác lại chiếm ưu thế hơn.

Song, với kết quả điều tra trên cho thấy nhìn chung giảng viên dạy Lý luận Chính trị của nhà trường đều khẳng định nên vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2. Qua trao đổi trực tiếp với một số giảng viên, các thầy cô cho rằng khi vận dụng tình huống trong dạy học một số nội dung phần Triết học như nguyên lí mối liên hệ phổ, nguyên lý phát triển hay các quy luật lượng - chất, quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định… đặc biệt phần Kinh tế chính trị như vấn đề hàng hóa, tiền tệ, quy luật giá trị, quy luật sản xuất giá trị thặng dư… sẽ giúp sinh viên dễ tiếp cận bài học hơn, hiểu vấn

đề sâu sắc hơn và đồng thời phát huy ở các em năng lực tư duy sáng tạo, óc phán đoán, khả năng giao tiếp, ứng xử trước một vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên, việc giảng viên vận dụng tình huống vào dạy học môn Chính trị nói chung và phần Chính trị 2 nói riêng của nhà trường vẫn còn dè dặt, chưa nhiều.

Thứ ba, chúng tôi tiến hành tìm hiểu mức độ vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 của giảng viên nhà trường. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Mức độ vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai,

tỉnh Xiêng Khoảng

STT Phương pháp

Các mức độ Thường

xuyên Đôi khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 9/9 100 0 0 0 0 2 Nêu vấn đề 7/9 77,8 2/9 22,2 0 0 3 Trực quan 1/9 11,1 3/9 33,3 5/9 55,6 4 Thảo luận nhóm 5/9 55,6 4/9 44,4 0 0 5 Vận dụng tình huống 3/9 33,3 4/9 44,4 2/9 22,2 6 Thảo luận lớp 3/9 33,3 6/9 66,7 0 0 7 Đóng vai 0 0 2/9 22,2 7/9 77,8

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Nhìn vào kết quả điều tra xã hội học trên, chúng tôi nhận thấy mức độ giảng viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình) vẫn là chủ yếu: được thực hiện thường xuyên trong các giờ dạy đối với môn Chính trị 2 (chiếm tỷ lệ 100% ý kiến được hỏi). Điều này cũng là phù hợp đối với đặc thù

mang tính khái quát hóa cao. Khi sử dụng phương phát thuyết trình giảng viên sẽ chuyển tải đến người học một lượng lớn kiến thức của môn học nhất là đối với các tiết học lý thuyết. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình sẽ khiến giờ học trở lên khô khan, người học rơi vào trạng thái thụ động, quá trình dạy học sẽ không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục đó là: phát triển năng lực cho người học.

Cũng căn cứ vào kết quả khảo sát, nhiều giảng dạy Lý luận Chính trị của nhà trường ngoài việc sử dụng phương pháp thuyết trình còn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấn đáp, thảo luận lớp, vận dụng tình huống trong dạy học, trực quan… Tuy nhiên, mức độ giảng viên sử dụng đối với các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Chính trị 2 còn chưa thường xuyên. Có một số thầy cô còn chưa từng sử dụng các phương pháp dạy học như: trực quan (chiếm tỷ lệ 55,6% ý kiến được hỏi chưa sử dụng bao giờ); vận dụng tình huống trong dạy học (chiếm tỷ lệ 22,2% ý kiến được hỏi chưa sử dụng bao giờ); đóng vai (chiếm tỷ lệ 77,8% ý kiến được hỏi chưa sử dụng bao giờ).

Cũng căn cứ vào kết quả khảo sát bảng 2.3, cho thấy giảng viên đã quan tâm tới phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2. Đã có 3/9 thầy cô được hỏi chiếm tỷ lệ 33,3% thường xuyên sử dụng dụng phương pháp này; có 4/9 thầy cô được hỏi chiếm tỷ lệ 44,4% đôi khi sử dụng và chỉ có 2/9 thầy cô được hỏi chiếm tỷ lệ 22,2% chưa sử dụng phương pháp này. Như vậy, đa số giảng viên đã thực hiện việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 nhằm đem lại tính hiệu quả hơn cho môn học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của nhà trường.

Thứ tư, chúng tôi tìm hiểu mục đích vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 của giảng viên tại nhà trường. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Mục đích vận dụng tình huống trong dạy học

môn Chính trị 2 của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng

STT Mục đích vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2

Ý kiến

Số lượng Tỷ lệ %

1 Lĩnh hội tri thức mới 9/9 100

2 Ôn tập và củng cố kiến thức 2/9 22,2

3 Khái quát và hệ thống hóa kiến thức 2/9 22,2 4 Hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng,

kỹ xảo cho sinh viên 4/9 44,4

5 Vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn 9/9 100

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả bảng 2.4 trên đây cho thấy: mục đích giảng viên khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 là nhằm chủ yếu để giúp sinh viên lĩnh hội tri thức mới (chiếm tỷ lệ 100% ý kiến được hỏi); vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn (chiếm tỷ lệ 100% ý kiến được hỏi). Bên cạnh đó một số giảng viên cho rằng việc sử dụng phương này để giúp sinh viên hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng, kỹ xảo (chiếm tỷ lệ 44,4% ý kiến được hỏi). Đối với các mục đích khác thì giảng viên chưa thật chú trọng như: Ôn tập và củng cố kiến thức (chiếm tỷ lệ 22,2% ý kiến được hỏi); Khái quát và hệ thống hóa kiến thức (chiếm tỷ lệ 22,2% ý kiến được hỏi). Trên thực tế, khi giảng viên sử dụng phương pháp dạy học này đều hướng tới tất cả các mục đích nói trên. Điều này phản ánh được tính tích cực, tính ưu thế của phương pháp dạy học này khi giảng viên sử dụng nớ trong quá trình dạy học.

Thứ năm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của giảng viên về việc nên kết hợp phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 với phương pháp dạy học nào để phát huy tính hiệu quả trong quá trình dạy học. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Ý kiến của giảng viên về sự kết hợp việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 với các phương pháp dạy học khác ở

trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng

STT Kết hợp với các phương pháp dạy học khác Ý kiến Số lượng Tỷ lệ % 1 Thuyết trình 9/9 100 2 Nêu vấn đề 5/9 55,6 3 Vấn đáp 5/9 55,6 4 Thảo luận nhóm 6/9 66,7 5 Thảo luận lớp 5/9 55,6

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Mặc dù phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 có những ưu điểm nhất định, nhưng nó không thể sử dụng tách rời, độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các phương pháp dạy học khác. Chính vì vậy, mà tất cả giảng viên được hỏi đều cho rằng cần kết hợp với phương pháp dạy học này với các phương pháp dạy học như: thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, thảo luận lớp… Tuy nhiên, theo các thầy cô đối với môn Chính trị 2 việc kết hợp tốt nhất nên sử dụng phương pháp với phương pháp thuyết trình để giúp cho việc truyền thụ tri thức đến sinh viên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thứ sáu, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về những khó khăn mà giảng viên gặp phải trong quá trình vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai. Kết quả thu được như sau:

Căn cứ vào kết quả khảo sát bảng 2.6, có rất nhiều nguyên nhân khó khăn mà giảng viên gặp phải khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng. Có thể chia thành hai nhóm: nguyên nhân chủ quan (bao gồm các nguyên nhân 1 - 2 - 3 - 4) và nguyên nhân khách quan (bao gồm nguyên nhân 5 - 6 - 7).

Bảng 2.6. Những khó khăn của giảng viên khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai,

tỉnh Xiêng Khoảng

STT Những khó khăn khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2

Ý kiến

Số lượng Tỷ lệ %

1 Thói quen sử dụng các PPDH truyền thống 9/9 100 2 Năng lực của giảng viên trong xây dựng tình

huống 7/9 77,8

3 Năng lực của giảng viên khi tiến hành tổ

chức vận dụng tình huống trong dạy học 7/9 77,8 4 Kỹ năng nêu và xử lý tình huống của sinh

viên còn hạn chế, thụ động 8/9 88,9

5 Chưa có quy trình hướng dẫn việc vận dụng tình huống trong dạy học một cách hợp lý, khoa học

9/9 100

6 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu

học tập 7/9 77,8

7 Nhà trường chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ trong việc yêu cầu bắt buộc giảng viên phải đổi mới PPDH

7/9 77,8

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Về nguyên nhân chủ quan:

- Do giảng viên còn có thói quen nặng về sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp thuyết trình (chiếm tỷ lệ 100% ý kiến được hỏi) như một lối mòn. Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất khiến giảng viên ngại đổi mới chính mình, thay đổi sang những phương pháp dạy học khác. Nếu thay đổi giảng viên cũng chưa thật sự có nhiều đầu tư trong đổi mới phương pháp dạy học. Chính bởi lẽ đó, nên đa phần giảng viên không thường xuyên sử dụng phương pháp vận dụng tình huống vào dạy học môn Chính trị 2.

- Do năng lực của giảng viên trong xây dựng tình huống, cũng như năng lực tiến hành tổ chức việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 còn hạn chế (chiếm tỷ lệ 77,8% ý kiến được hỏi). Trên thực tế, giảng viên chưa thật sự dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, tìm hiểu việc vận dụng tình huống trong dạy học cho nên khi sử dụng phương pháp này còn lúng túng, chưa phát huy được tích cực của phương pháp dạy học này.

- Do kỹ năng nêu và xử lý tình huống của sinh viên còn hạn chế, thụ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 46 - 59)