Điều kiện đối với giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 73 - 76)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Điều kiện đối với giảng viên

Một là, giảng viên phải có trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Muốn thực hiện tốt bất cứ phương pháp dạy học nào đều đòi hỏi người giảng viên phải am hiểu về phương pháp dạy học đó và có một trình độ chuyên môn vững vàng. Theo đó, người giảng viên dạy môn Chính trị cần phải phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm, có khả năng chuyển hóa các tri thức trong giáo trình sang tri thức dưới dạng tình huống phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên và sát với thực tiễn đời sống.

Có thể nói tri thức khoa học nói chung và tri thức của từng bộ môn cụ thể trong đó có môn Chính trị, xét đến cùng đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, là sự tổng kết khái quát từ lao động hàng ngày của con người. Mọi sự kiện tưởng chừng như đơn giản xảy ra hằng ngày cũng sẽ là minh chứng, ví dụ minh họa cho các tiết học Chính trị thêm sinh động và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao, vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 cần đòi hỏi giảng viên phải luôn tiếp cận, cập nhật với những vấn đề thực tiễn để làm phong phú, sinh động, tạo thêm sự hấp dẫn cho mỗi bài giảng. Để từng bước khắc phục sự khô khan vốn có của kiến thức môn học Chính trị mang lại.

Hai là, giảng viên phải thay đổi thói quen giảng dạy. Khi tiếp cận với phương các pháp dạy học tích cực nói chung, phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học nói riêng, đòi hỏi giảng viên phải thay đổi thói quen giảng dạy với việc sử dụng đơn điệu một phương pháp dạy học nào đó. Thay vì sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết trình, giảng viên cần nhận thức thấu đáo ý nghĩa, vai trò của phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị, đặc biệt là cách thức kết hợp phương pháp dạy học này với các phương pháp dạy học khác như phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.... Trên thực tế, không có một phương pháp dạy học nào là toàn năng, phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Do đó, giảng viên cần phải khéo léo, linh hoạt để có thể phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho sinh viên đồng thời cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng của môn học.

Ba là, giảng viên phải nắm chắc và sử dụng tốt quy trình vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2, từ việc lựa chọn tình huống đến việc phân chia cá nhân, nhóm thảo luận; phân bổ thời gian hợp lý cho từng tình huống và điều khiển, dẫn dắt quá trình giải quyết tình huống đảm bảo đạt được mục tiêu dạy học đề ra.

Giảng viên khi xây dựng và hướng dẫn sinh viên viên nghiên cứu và xử lý tình huống phải nắm vững kiến thức cơ bản chung về nội dung tình huống nêu ra. Tốt nhất giảng viên nên lựa chọn tình huống đã gặp hoặc dễ gặp để có thể giải quyết tốt tình huống nêu ra, đảm bảo tình huống đó có đầy đủ các dữ kiện và giống như trong thực tế đã có (tình huống phải sát với thực tế).

Các dữ kiện đưa ra trong xây dựng tình huống phải đủ thông tin (không thừa, không thiếu, không “bẫy” người học). Tình huống phải được viết, in, phát cho từng người (hoặc chiếu toàn bộ lên màn hình) để người học có thể tự học, có điều kiện suy nghĩ, nghiên cứu, cân nhắc khi ra quyết định; không thể yêu cầu người học chỉ nghe đọc thoáng qua mà ra ngay quyết định

Bốn là, khi vận dụng tình huống trong dạy học, giảng viên phải thực hiện tốt vai trò trọng tài, cố vấn với thái độ cởi mở, chân thành để giúp sinh viên xử lý tốt các tình huống nêu ra nhằm khám phá đi đến lĩnh hội tri thức bài học bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất có thể.

Theo đó, giảng viên cần có năng lực tổ chức, điều khiển, dẫn dắt sinh viên giải quyết tình huống một cách tự giác, sôi nổi. Để làm được điều ấy, giảng viên phải có khả năng điều tiết và xử lý khéo léo các tình huống bất thường diễn ra trong quá trình giải quyết tình huống; đồng thời dẫn dắt sinh viên khám phá, phát hiện những ý tưởng mới trong sự đối thoại, trao đổi giữa sinh viên với sinh viên, giữa sinh viên với giảng viên. Điều này thật sự cần thiết khi giảng viên vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 cho các đối tượng sinh viên vốn nhút nhát, ngại phát biểu, lười tư duy, chưa thật tập trung trong các giờ học. Sự cởi mở, sự chân thành của giảng viên cùng những lời khen tặng, động viên khích lệ hay sự phê bình khéo léo, đúng mực thể hiện sự tôn trọng nhân cách người học là điều kiện quan trọng để kích thích tính tự giác, chủ động và năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên trong các giờ học nhằm mang lại kết quả cao nhất.

Năm là, khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2, giảng viên phải thường xuyên nghiên cứu và sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính và các kỹ thuật dạy học mới vào giảng dạy.

Sáu là, giảng viên phải tâm huyết với nghề, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại. Họ phải là người không ngại những khó khăn, vất vả để đầu tư công sức, trí tuệ cho việc thiết kế các tình huống có vấn đề để sinh viên giải quyết tình huống đem lại những giờ học chất lượng, tạo sự hứng thú cho người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)