7. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
3.1.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm
Chương trình Chính trị 2 gồm có hai phần: Triết học và Kinh tế chính trị. Chúng tôi lựa chọn nội dung thực nghiệm vận dụng tình huống trong dạy học phần Kinh tế chính trị ở Chương 7: Hàng hóa, tiền tệ và quy luật giá trị
(Theo phân phối chương trình dạy trong 4 tiết lý thuyết). Cụ thể, trong Chương 7, chúng tôi lựa chọn soạn giảng hai giáo án để dạy trong 2 tiết:
Tiết 1: Hàng hóa và sản xuất hàng hóa. Tiết 2: Lượng giá trị hàng hóa
3.1.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Trong quá trình thiết kế giáo án vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2, chúng tôi đã dựa vào sách giáo trình và chuẩn kiến thức kỹ năng để làm rõ thêm mục tiêu cần đạt và trọng tâm bài học. Giáo án của lớp thực nghiệm được thiết kế dựa trên các nguyên tắc: không làm thay đổi chương trình, kế hoạch, nội dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao; tuân thủ các bước lên lớp và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Các yêu cầu cơ bản cần đảm bảo của giáo án thực nghiệm: 1. Về mục đích của bài học:
Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên giúp sinh viên tự giác, chủ động chiếm lĩnh tri thức cơ bản của bài học; hình thành, phát triển cho sinh viên năng lực tư duy biện chứng, năng lực phản biện xã hội, năng lực giải quyết vấn đề và rèn luyện cho các em những kỹ năng thiết yếu trong đời sống.
2.Về phương pháp dạy học:
Phương pháp chủ đạo là vận dụng tình huống trong dạy học. Ở một vài nội dung bài dạy có kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp. Hoạt động của giảng viên được tiến hành theo tuần tự các bước đã nêu ra trong quy trình.
3. Chuẩn bị:
Đầu tiên, giảng viên căn cứ vào trình độ nhận thức của sinh viên và nội dung bài học để xây dựng tình huống cho phù hợp với trình độ nhận thức. Sau đó, lựa chọn các câu hỏi cho sinh viên và yêu cầu sinh viên chuẩn bị phương án trả lời của cá nhân hoặc nhóm. Sinh viên tiếp nhận nhiệm vụ, nội dung/câu hỏi và tiến hành trả lời dưới sự định hướng của giảng viên.
Khi thiết kế tình huống để vận dụng trong dạy học, chúng tôi cũng linh hoạt trong việc lựa chọn các tình huống để tránh sự nhàm chán, đơn điệu, kích thích hứng thú học tập của sinh viên, đồng thời vẫn đảm bảo tính vừa sức đối với mọi sinh viên trong lớp học.
Trong giờ học, không phải toàn bộ thời gian của tiết dạy chúng tôi đều dành cho việc vận dụng tình huống mà chúng tôi chỉ vận dụng tình huống ở những vấn đề phức tạp, trọng tâm, lý thú, buộc sinh viên phải tư duy. Tùy thuộc vào nội dung bài học mà chúng tôi lựa chọn tình huống cho phù hợp. Ngoài việc vận dụng tình huống trong dạy học, chúng tôi còn kết hợp với các phương pháp dạy học khác như nêu vấn đề, thảo luận nhóm và thuyết trình những nội dung khó.
4. Thực hiện nội dung:
Sau khi giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên, giảng viên tiến hành tổ chức cho sinh viên giải quyết tình huống.
Khi thiết kế một giáo án sử dụng phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học, chúng tôi đã tuân thủ theo các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài học bao gồm cả nội dung tri thức, kỹ năng và thái độ.
Bước 2: Phân bố thời lượng các tiết và trọng tâm của bài học, lựa chọn tình huống vận dụng cho phù hợp với mục tiêu dạy học đề ra.
Bước 3: Xác định hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học cho phù hợp với nội kiến thức của bài học và trình độ của sinh viên.
Bước 4: Xác định tài liệu học tập và phương tiện dạy học.