Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 86 - 92)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.4.Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.1.4.1. Khảo sát trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Để kiểm tra trình độ nhận thức của sinh viên lớp đối chứng và lớp thực nghiệm khi chưa tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã cho sinh viên ở cả 2 lớp đối chứng và thực nghiệm cùng làm một bài kiểm tra, đánh giá theo thang điểm như nhau. Nội dung kiểm tra là kiến thức của chương 6 môn Chính trị 2 các em vừa học. Kết quả kiểm tra được phản ánh như sau:

Bảng 3.1. Điểm kiểm tra học môn Chính trị 2 giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi thực nghiệm sư phạm ở trường Cao đẳng

Sư phạm Khang Khai

Lớp Số HS

Kết quả điểm kiểm tra khảo sát ban đầu

Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % TN Sử K7 28 3 10,7 10 35,7 12 42,9 3 10,7 0 0 Toán K7 30 2 6,7 12 40,0 12 40,0 4 13,3 0 0 Tổng 58 5 8,6 22 37,9 24 41,4 7 12,1 0 0 ĐC Văn K7 29 3 10,3 11 37,9 11 37,9 4 13,8 0 0 Hóa K7 25 3 12,0 8 32,0 10 40,0 4 16,0 0 0 Tổng 54 6 11,1 19 35,2 21 38,9 8 14,8 0 0

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

So sánh kết quả chấm bài kiểm tra ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, chúng tôi có nhận xét sau:

- Học lực của sinh viên ở cả hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chênh lệch không đáng kể.

- Kỹ năng làm bài của sinh viên ở cả hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng chênh lệch không đáng kể. Khả năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức tương đối đồng đều. Tuy nhiên, khả năng suy luận, đánh giá, giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn còn hạn chế.

3.1.4.2. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành cho sinh viên hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng thực hiện làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 15 phút. Sau khi chấm xong, chúng tôi tiến hành rút ngẫu nhiên mỗi lớp 20 bài để làm cơ sở đánh giá theo khoảng điểm chia thành 4 mức:

- Loại giỏi: Điểm 9 đến 10 - Loại khá: Điểm 7 đến 8

- Loại trung bình: Điểm 5 đến 6 - Loại yếu kém: Điểm dưới 5

Kết quả kiểm tra của 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai

Lớp Số HS

Kết quả điểm kiểm tra khảo sát ban đầu

Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % TN Sử K7 20 5 25,0 10 50,0 4 20,0 1 5,0 Toán K7 20 7 35,0 9 45,0 3 15,0 1 5,0 Tổng 40 12 30,0 19 47,5 7 17,5 2 5,0 ĐC Văn K7 20 3 15,0 6 30,0 7 35,0 4 20,0 Hóa K7 20 2 10,0 6 30,0 10 50,0 2 10,0 Tổng 40 5 12,5 12 30,0 17 42,5 6 15,0

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai

Nhìn vào bảng 3.2 cho thấy kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Số điểm đạt loại giỏi của nhóm lớp thực nghiệm đạt tỷ lệ trung bình là 30%; trong khi đó nhóm lớp đối chứng chỉ đạt tỷ lệ trung bình là 12,5%. Số điểm đạt loại khá ở nhóm lớp thực nghiệm đạt tỷ lệ trung bình là 47,5%, còn ở nhóm lớp đối chứng đạt tỷ lệ trung bình là 30,0%. Số điểm trung bình và yếu ở lớp thực nghiệm có tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với nhóm lớp đối chứng. Số điểm trung bình ở nhóm lớp thực nghiệm chỉ có tỷ lệ trung bình là 17,5% còn ở nhóm lớp đối chứng tỷ lệ trung bình lên tới 42,5%.

Kết quả này đã chứng tỏ đối với nhóm lớp thực nghiệm khi giảng viên vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 là có hiệu quả, đã phát huy được tính tự giác, tích cực trong học tập của sinh viên, giúp sinh viên hiểu và nắm vững hơn kiến thức của môn học.

3.1.4.3. Kết quả và phân tích kết quả trưng cầu ý kiến sinh viên

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò sự đánh giá của sinh viên đối với giờ học mà giảng viên vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2. Kết quả chúng tôi thu được như sau:

- Về mức độ hứng thú của sinh viên đối với giờ học vận dụng tình huống mà 0% 20% 40% 60% 80% 100% Sử K7 Toán K7 Văn K7 Hóa K7 TN ĐC Yếu TB Khá Giỏi

Bảng 3.3. Mức độ hứng thú của sinh viên khi học theo phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học

Lớp Số HS

Mức độ biểu hiện sự hứng thú của sinh viên

Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú SL % SL % SL % SL % TN Sử K7 28 15 53,5 8 28,6 5 17,9 0 0 Toán K7 30 18 60,0 8 26,7 4 13,3 0 0 Tổng 58 33 56,9 16 27,6 9 15,5 0 0

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Biểu đồ 3.2. Mức độ hứng thú của sinh viên khi học theo phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học

Nhìn vào kết quả trên đây, chúng tôi nhận thấy phần lớn sinh viên lớp thực nghiệm cảm thấy rất hứng thú (chiếm tỷ lệ 56,9%) và hứng thú (chiếm tỷ lệ 27,6%) khi theo học phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học. Không có sinh viên nào cảm thấy chán nản, không thích thú khi theo học phương pháp dạy học này. 53.5 28.6 17.9 0 60 26.7 13.3 0 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không Bình thường TN Sử K7 TN Toán K7

Qua trao đổi trực tiếp với một số bạn sinh viên lớp thực nghiệm đã chia sẻ: các em cảm thấy hào hứng với các tình huống mà giảng viên nêu ra vì nó gắn trực tiếp với thực tiễn đời sống hằng ngày. Mỗi khi tình huống được giải quyết, các phương pháp nêu ra cũng giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn bản chất vấn đề, dễ dàng tiếp thu được tri thức mới của môn học. Sinh viên cảm thấy giờ học trôi đi nhanh hơn, hấp dẫn hơn, mong muốn được khám phá tri thức nhiều hơn qua mỗi tình huống mà giảng viên vận dụng.

Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát để tìm hiểu về thái độ, mong muốn của sinh viên qua giờ học thực hiện bằng phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học đối với môn Chính trị 2, phần Kinh tế chính trị. Kết quả được phản ánh sau đây:

Bảng 3.4. Thái độ học tập của sinh viên lớp thực nghiệm khi theo học phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học

TT Câu hỏi Phương án trả lời Số ý

kiến

Tỷ lệ %

1 Mức độ hiểu bài của sinh viên

Có hiểu bài 42/58 72,4

Hiểu ít 13/58 22,4

Không hiểu bài 3/58 5,2

2

Cảm nhận của sinh viên về giờ học vận dụng tình huống trong dạy học

Giờ học hấp dẫn hơn, sinh động, sôi nổi và thoải mái hơn, bài học gắn với thực tiễn.

50/58 86,2 Bình thường như những giờ học khác 6/58 10,3 Không thích giờ học như vậy 2/58 3,4

3

Mức độ ghi nhớ của sinh viên sau bài học này so với các bài học mà giảng viên dạy bằng PPDH khác.

Bài học được ghi nhớ ngay trên lớp 50/58 86,2 Chỉ nhớ được một số nội dung 6/58 10,3

4

Vận dụng tình huống trong dạy học có vai trò như thế nào đối với việc hình thành, phát triển năng lực và các kỹ năng cho người học

Hình thành và phát triển cho sinh viên năng lực: tư duy biện chứng, phản biện xã hội, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

9/58 15,5

Hình thành và phát triển cho sinh viên kỹ năng: đánh giá, hợp tác, xử lý tình huống....

2/58 3,4

Tất cả các năng lực và kỹ năng trên 47/58 81,1

5

Mức độ mong muốn của sinh viên tiếp tục được giảng viên vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2

Rất muốn 50/58 86,2

Bình thường 6/58 10,3

Không thích 2/58 3,4

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Qua kết quả khảo sát bảng 3.4, việc giảng viên vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 đã làm cho sinh viên hiểu bài hơn, trên thực tế có 72,4% sinh viên được khảo sát đã thừa nhận điều này; giờ học cũng trở nên hấp dẫn hơn, sinh động, sôi nổi và thoải mái hơn, bài học gắn với thực tiễn đây là ý kiến khẳng định của rất nhiều sinh viên được hỏi ở lớp thực nghiệm (chiếm tỷ lệ 86,2%).

Phần lớn sinh viên lớp thực nghiệm cũng thừa nhận rằng khi giảng viên vận dụng phương pháp dạy học này sẽ giúp sinh viên hình thành và phát triển các năng lực tư duy biện chứng, năng lực phản biện xã hội, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề; trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng hợp tác, xử lý tình huống, đánh (chiếm tỷ lệ 81,1% ý kiến khảo sát).

Chính bởi những lợi ích và ưu điểm mà phương pháp dạy học này mang lại cho sinh viên khi giảng viên sử dụng trong dạy học môn Chính 2, vì thế có đến 86,2% ý kiến sinh viên mong muốn giảng viên tiếp tục vận dụng tình huống trong dạy học đối với môn học này.

Căn cứ kết quả khảo sát trên đây cho thấy, khi giảng viên vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 đã đem lại cho sinh viên lớp thực nghiệm niềm hứng thú đối với môn học hơn so với sinh viên lớp đối chứng. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, giảng viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại nhằm phát huy được tính tích cực của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tình huống trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng sư phạm khang khai, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 86 - 92)