7. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Giải pháp đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn Lý luận
dụng kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại. Động viên giảng viên soạn giảng các tiết dạy mẫu, tham dự các kì thi giáo viên giỏi; sử dụng kết hợp phương pháp dạy học này cùng với các phương pháp dạy học khác để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn học Chính trị 2 trong nhà trường.
- Nên tổ chức dự giờ các tiết học giảng viên vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 để cùng trao đổi, học tập, góp ý để quy trình dạy học bằng phương pháp này đạt tính hiệu quả cao nhất.
- Tạo điều kiện vật chất đảm bảo để giảng viên có thể thực hiện tốt phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học như về lớp học, điều kiện ánh sáng, máy chiếu, loa đài, mic... Đặc biệt, cần đầu tư bổ sung nguồn học liệu của môn học này để sinh viên có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu làm sâu sắc hơn nội dung môn học.
- Cần có những khen thưởng kịp thời cho những giảng viên tích cực đi đầu trong việc thực hiện đổi mới giáo dục, thường xuyên chủ động sử dụng các phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Đồng thời, nhà trường cũng cần phải ban hành các chế tài trong xử lý những giáo viên chậm tiến, ngại thay đổi, trì trệ có những tư duy lạc hậu gây cản trở cho sự tiến bộ của người khác cũng như quá trình đổi mới dạy học.
3.2.2. Giải pháp đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị trị
Muốn nâng cao hiệu quả việc vận dụng tình huống trong dạy học các môn Lý luận chính trị nói chung và môn Chính trị 2 nói riêng ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà trường, các cấp quản lý, thì còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực,
ý chí, lòng quyết tâm muốn đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học của bản thân giảng viên giảng dạy môn học này. Họ cần phải mạnh dạn thay đổi cách nghĩ và thói quen làm việc theo phương pháp dạy học truyền thống, thụ động bằng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị. Để làm được tốt điều này, giảng viên cần phải:
- Có sự am hiểu về chương trình, nắm chắc kiến thức của môn học, xác định được kiến thức trọng tâm của các bài giảng để có thể lựa chọn được các chủ đề thích hợp, đưa ra các tình huống giả định vừa sát thực tiễn, vừa khai thác được kiến thức của bài học, vừa giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia xử lý các tình huống.
- Hiểu và nắm vững quy trình vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị. Biết cách lựa chọn và xây dựng được những tình huống sát với thực tiễn, phù hợp với đối tượng nhận thức, gắn với kiến thức của bài giảng. Khi sử dụng phương pháp dạy học này, giảng viên mang đến cho sinh viên sự thoải mái, không gò bó trong tiết học. Sinh viên tích cực tham gia tương tác với giảng viên, hiệu quả và chất lượng của môn học được nâng cao.
- Thường xuyên tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ, các kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm; tích cực tham dự các lớp về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. Mạnh dạn vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị một cách thường xuyên, liên tục để có thêm kinh nghiệm trong điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hơn nữa việc sử dụng phương pháp dạy học này.
- Cần khích lệ tinh thần học tập của sinh viên, để các em trong lớp đều tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp học. Giảng viên cần khéo léo lôi cuốn để sinh viên tích cực, chủ động cùng tham gia xây dựng bài học một cách tự nhiên, chân thực, tránh gò ép, áp đặt.
- Muốn có một giờ dạy tốt, giảng viên cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học với nhau, tùy vào nội dung kiến thức trọng tâm của bài giảng để lựa chọn xem phương pháp dạy học nào là chủ đạo, cần sử dụng chính để phát huy được năng lực sư phạm của giảng viên và tính chủ động, sáng tạo của người học. Để sử dụng có hiệu quả việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2, giảng viên nên kết hợp phương pháp dạy học này với các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề...