7. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học
môn Chính trị
Dạy học là quá trình tương tác giữa thầy và trò, giữa giảng viên với sinh viên. Cho nên, quá trình đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên muốn thành công còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của sinh viên có chủ động, tích cực hay không? Để nâng cao hiệu quả việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng, sinh viên tham gia giờ học cần phải có ý thức tự giác lĩnh hội tri thức dưới sự dẫn dắt của giảng viên. Sinh viên phải có ý thức trong việc tự học, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ học. Muốn làm được như vậy, sinh viên cần phải:
- Có động cơ, thái độ học tập nghiêm túc đối với môn học, xây dựng kế hoạch học tập một cách hợp lý, khoa học. Thường xuyên nghiên cứu và tự nghiên cứu nội dung kiến thức của môn học trước khi đến lớp để trang bị cho mình một vốn hiểu biết nhất định đối với nội dung môn học, tạo điều kiện để bản thân tiếp thu bài học một cách hiệu quả cũng như tạo ra cho mình sự tự tin khi tham gia vào các hoạt động tổ chức dạy học trên lớp của giảng viên.
- Cũng cần từ bỏ những thói quen như lười suy nghĩ, ít phát biểu, ngại giao tiếp, không tham gia vào công việc của nhóm, sống khép mình... Chỉ khi nào sinh viên có ý thức trong việc mình phải là người chủ động để chiếm lĩnh tri thức, biến nó thành của mình, đào sâu và vận dụng nó vào xử lý những tình
huống xuất hiện hằng ngày trong cuộc sống... thì khi đó các em mới phát huy được năng lực học tập của chính mình, giúp cho quá trình vận dụng tình huống trong dạy học của giảng viên trở nên có hiệu quả và được nâng cao.
- Ngoài sách giáo trình, sinh viên cũng cần phải xem ti vi, nghe đài báo, xem mạng, đọc sách báo, tham gia trải nghiệm thực tế cuộc sống nhiều hơn để có thêm kinh nghiệm trong xử lý các tình huống dạy học mà giảng viên nêu ra... Đây là nền tảng, mạch nguồn cho sự sáng tạo của người học trong quá trình học tập, lao động, vui chơi, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia vào các nội dung dạy học trên lớp của giảng viên.
Tóm lại, việc đổi mới giảng dạy của giảng viên không chỉ dựa vào sự nỗ lực đổi mới của bản thân người thầy mà sinh viên - người học cũng luôn phải có tinh thần tự giác trong việc tìm tòi, nghiên cứu học tập để chủ động lĩnh hội tri thức mới, tri thức khoa học, không trông chờ, ỷ lại dựa dẫm vào thầy, vào bạn. Có như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên mới thành công, nâng cao được chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường.
Kết luận chương 3
Trong chương này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với quy trình vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào được đề xuất ở trong chương 2.
Việc thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng những giả thuyết thực nghiệm, đồng thời chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài. Qua tiến hành thực nghiệm quy trình vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 đã đem lại hiệu quả rõ rệt, kết quả học tập của sinh viên đối với môn học được nâng lên. Căn cứ vào kết quả thực nghiệm, cho thấy sự phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào.
Để nâng cao hiệu quả việc vận dụng phương pháp dạy học này trong dạy học các môn Lý luận chính trị nói chung, môn Chính trị 2 nói riêng, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp về phía nhà trường và các cấp quản lý; giải pháp về phía giảng viên; giải pháp về việc phát huy tính tích cực học tập của sinh viên. Những giải pháp đưa ra với mong muốn nếu được áp dụng nó sẽ góp phần giúp cho giảng viên và sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình vận dụng tình huống vào dạy học môn Chính trị 2. Đồng thời, nó cũng góp phần vào nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, được sự giao phó của Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã rất chú trọng tới công tác bồi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ về lập trường, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Các môn Lý luận chính trị Mác - Lênin đã được đưa vào giảng dạy bắt buộc trong các trường đại học, cao đẳng ở Lào. Tuy nhiên, do tính đặc thù của môn học còn nghiêng nhiều về lý thuyết, kiến thức mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao khiến sinh viên các nhà trường không mấy hứng thú với môn học, kết quả học tập chưa cao.
Trong những năm học gần đây, các nhà trường đều đẩy mạnh công tác đổi mới giáo dục, môn Lý luận chính trị theo đó cũng được thực hiện đổi mới cả về nội dung chương trình và cách thức tổ chức, phương pháp dạy học.
Trường Cao đẳng Sư phạm Kham Khai, tỉnh Xiêng Khoảng là một trong những trường sư phạm trọng điểm của nước CHDCND Lào. Trường có nhiệm đào tạo ra đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm nhiệm công việc dạy học từ cấp tiểu học đến cấp ba cho cả nước. Với trọng trách nặng nề và cao cả, nhà trường đã luôn không ngừng cố gắng phấn đấu để đổi mới công tác giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo khẳng định vị thế của nhà trường với xã hội, với nhân dân, với các cơ sở giáo dục đào tạo khác trên cả nước.
Đối với các môn Lý luận chính trị nói chung, môn Chính trị nói riêng, giảng viên đảm nhiệm giảng dạy môn học này ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai trong những năm học qua cũng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, đổi mới sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, kết quả học tập môn học này của sinh viên nhà trường còn chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, song một trong những nguyên nhân phải kể đến đó là việc giảng viên còn chưa vận dụng nhiều các phương pháp dạy học hiện đại để phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào, cũng như quá trình tiến hành thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Chúng tôi đã hệ thống khái quát các thành tựu của nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để làm rõ cơ sở lý luận của phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị.
2. Ở mức độ nhất định, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm tình huống, vận dụng tình huống trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Chính trị nói riêng. Nêu ra những ưu điểm và hạn chế của việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị.
3. Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực trạng vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng, chúng tôi đã nêu ra năm nguyên tắc xây dựng quy trình và đề xuất quy trình vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 với bốn bước thực hiện bao gồm: Lập kế hoạch việc vận dụng tình huống trong dạy học; Xác định nội dung dạy học; Thiết kế bài giảng lên lớp; Thực hiện bài giảng trên lớp.
4. Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Xiêng Khoảng đã góp phần kiểm chứng tính đúng đắn của những giả thuyết thực nghiệm. Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai đã đem lại hiệu quả rõ rệt và tương đối ổn định. Phương pháp này đã phát huy được tính tích cực của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn học này ở nhà trường.
5. Để nâng cao hiệu quả việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, chúng tôi đã đề xuất giải pháp về phía nhà trường và các cấp quản lý; giải pháp về phía giảng viên; giải pháp về việc phát huy tính tích cực học tập của sinh viên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bessot Anne & Francoie Richard (1990), Mở đầu lý thuyết tình huống, Giới thiệu các tình huống Didactíc Toán tại Đại học Sư phạm Huế.
2. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, Lý luận dạy học hiện đại: Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm.
3. Bộ Giáo dục và Thể Thao (2015), Sách giáo trình Chính trị, Nxb Lào. 4. T.V. Cudriaxep (1965), “Tạo nên tình huống vấn đề - phương tiện tích cực
hóa học sinh”,Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp kỹ thuật, số 7/1965
5. Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu hội thảo tập huấn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT, Hà Nội.
6. Chanhha Daolasouk (2017), Nâng cao chất lượng dạy học các môn Lý luận Chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng - Lào,
Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 7. Nguyễn Thị Doan (1994), Vận dụng phương pháp tình huống trong giảng
dạy đại học, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (số 5).
8. Đinh Tuấn Dũng (2002), Đổi mới phương pháp dạy học theo tình huống, Kỷ yếu hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ III, Hà Nội. 9. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học địa lý
theo hướng tích cực, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội..
10. Trần Văn Hà (1996), “Lý thuyết tình huống và phương pháp xử lý tình huống trong hoạt động dạy học, nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 6/1996.
11. A.M.Machiuskin (1990), Tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. M.I. Makhơnutốp (1972), Lý luận và thực hành dạy học nêu vấn đề, Cadan 13. Phasith Keokhady (2017), “Vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực
trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Khang Xạng, thủ đô Viêng Chăn” Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
14. Robert J.Marzand, Debra J.Pickering, Jane E.Pollock (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả (Người dịch Nguyễn Hồng Vân), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
15. Robert J.Marzand (2011), Nghệ thuật và khoa học dạy học (Người dịch: Nguyễn Hữu Châu), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
16. Nguyễn Hồng Tuyết Quân (2018), Dạy học theo tình huống môn Giáo dục công dân chương trình lớp 10 ở các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Thái Nguyên
17. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Nxb Giáo dục. 18. Phan Thế Sủng - Lưu Xuân Mới (2000), Tình huống và cách ứng xử tình
huống trong quản lý giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 19. Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà, Đặng Quốc Bảo (1996), Dạy học giải quyết vấn đề, một hướng mới trong công tác giáo dục đào tạo, huấn luyện, Trường Cán bộ quản lý và đào tạo, Hà Nội.
20. Phan Văn Tỵ (2002), Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở Học viện Chính trị quân sự, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Hà Nội.
21. Vũ Thị Hương Trà (2016), Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp sử dụng tình huống trong dạy học Pháp luật ở trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Thái Nguyên.
22. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Nxb Nhà nước (Lào).
23. Vilayseng Nouxaylor (2012), Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác - Lênin ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.
24. Viện Khoa học xã hội (1992), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 25. https://tusach.thuvienkhoahoc.com: Thái Duy Tuyên và Bùi Hồng Thái
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giảng viên)
Để nghiên cứu việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khai, huyện Xiêng Khoảng, đồng chí hãy vui lòng tích dấu (x) vào các phương án lựa chọn mà đồng chí cho là đúng. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí!
Câu 1: Theo thầy cô vận dụng tình huống trong dạy học là phương pháp?
STT Hứng thú nghe giảng Lựa chọn
1
Giảng viên đưa ra các tình huống (có thật hoặc hư cấu) chứa đựng nội dung bài giảng liên quan đến kiến thức các môn Chính trị. Sinh viên suy nghĩ, thảo luận đưa ra cách xử lý tình huống. Giảng viên đưa ra kết luận cuối cùng.
2
Sinh viên nêu ra tình huống và xử lý tình huống dưới sự hướng dẫn của giảng viên gắn với nội dung bài giảng. Giảng viên đưa đưa ra kết luận cuối cùng.
3 Sinh viên các nhóm thảo luận, trao đổi về các nhiệm vụ học tập nêu ra gắn với tình huống học tập.
4 Giảng viên nêu tình huống và đưa ra cách xử lý tình huống không cần có sự thảo luận của sinh viên.
Câu 2: Theo thầy cô, việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị có mức độ cần thiết như thế nào?
STT Mức độ cần thiết của phương pháp dạy học Lựa chọn
1 Rất cần thiết 2 Cần thiết 3 Bình thường 4 Không cần thiết
Câu 3: Trong quá trình dạy học môn Chính trị, thầy cô đã sử dụng phương pháp dạy học nào sau đây?
STT Phương pháp Các mức độ
Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ
1 Thuyết trình 2 Nêu vấn đề 3 Trực quan 4 Thảo luận nhóm 5 Vận dụng tình huống 6 Thảo luận lớp 7 Đóng vai
Câu 4: Mục đích của thầy cô khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị?
STT Mục đích Lựa chọn
1 Lĩnh hội tri thức mới
2 Ôn tập và củng cố kiến thức
3 Khái quát và hệ thống hóa kiến thức
4 Hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên
Câu 5: Theo thầy cô nên kết hợp phương pháp vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị với những phương pháp dạy học nào sau đây?
STT Các phương pháp dạy học khác Lựa chọn
1 Thuyết trình 2 Nêu vấn đề 3 Vấn đáp
4 Thảo luận nhóm 5 Thảo luận lớp
Câu 6: Thầy cô gặp phải những khó khăn nào khi vận dụng tình huống trong dạy học môn Chính trị?
STT Những khó khăn Lựa chọn
1 Thói quen sử dụng các PPDH truyền thống
2 Năng lực của giảng viên trong xây dựng tình huống 3 Năng lực của giảng viên khi tiến hành tổ chức vận dụng
tình huống trong dạy học
4 Kỹ năng nêu và xử lý tình huống của sinh viên còn hạn chế, thụ động
5 Chưa có quy trình hướng dẫn việc vận dụng tình huống trong dạy học một cách hợp lý, khoa học
6 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập 7 Nhà trường chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ trong việc